Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

(LĐTĐ) Khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến số khó lường, những căng thẳng địa chính trị khiến thương mại và đầu tư suy giảm thì Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn cũng không tránh khỏi xu hướng bị tác động. Dẫu vậy, Việt Nam đã kiên cường, vững vàng vượt sóng gió để khép lại một năm khó khăn bằng những thành tựu đáng tự hào; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, gấp 1,68 lần mức tăng chung của kinh tế thế giới, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực, ấn tượng…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023 Vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng phó với mọi rủi ro, thách thức để phát triển Kinh tế Việt Nam tiếp tục là điểm sáng
Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước
Năm 2023, dưới sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế - xã hội Việt Nam đã vượt qua những khó khăn thách thức, đạt tốc độ tăng trưởng tốt tạo đà bứt phá cho năm 2024.

“Câu chuyện tăng trưởng kỳ diệu chưa kết thúc”

Đây là nhận định được tổ chức Oxford Economics nhấn mạnh trong “Dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu” công bố tháng 12/2023. Các chuyên gia nhận định, nhờ các chính sách cải cách kinh tế thành công nên GDP của Việt Nam luôn tăng trưởng cao, vượt tất cả các nước trong khu vực. Năm 2023, mặc dù con số tăng trưởng có giảm so với mức trung bình trước đại dịch là 7%, nhưng đây chỉ là trong ngắn hạn. Tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của Việt Nam dự báo sẽ còn tăng, khiến GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục vượt trội so với các nước trong ASEAN, cho đến ít nhất là năm 2030.

Trong khi đó, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 đã phục hồi mạnh mẽ. Tổng vốn đăng ký đạt gần 36,61 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD. Đây là mức giải ngân kỷ lục kể từ trước tới nay.

Có thể thấy, nước ta bước vào triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt; khi chúng ta vừa bước ra khỏi đại dịch, tình hình thế giới có những biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, khiến cho khó khăn thậm chí còn nhiều hơn so với cơ hội và thuận lợi.

Để đạt được thành tựu như trên là kết quả của tinh thần quyết tâm vượt khó, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực chung của toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ đã rất chủ động và quyết liệt đề ra những giải pháp khả thi, phù hợp với bối cảnh tình hình ở từng giai đoạn cụ thể; vừa kiên định, kiên trì thực hiện các chương trình, kế hoạch, mục tiêu đề ra. Qua đó giúp nền kinh tế từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì đà phục hồi và phát triển, giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm được các cân đối lớn...

Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam năm qua giống như người đi trong bão, và rất tự hào khi chúng ta đã thành công vượt qua những “cơn gió ngược”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất bình tĩnh, điều hành, xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và ứng phó kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Các bộ, ngành bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến, phản ứng chính sách kịp thời; chủ động các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả.

Đồng hành vượt sóng gió

Năm 2023, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn. Cùng với suy giảm đơn hàng, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp lâm vào tình cảnh cạn kiệt nguồn vốn. Theo báo cáo của Chính phủ, trong nửa đầu năm 2023, cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có 8 rút khỏi thị trường. Thời điểm cuối quý I/2023, lần đầu tiên xảy ra tình trạng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao hơn số mới tham gia và quay trở lại.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều hành giảm lãi suất, mỗi lần từ 0,5 - 2%/năm. Việc giảm trần lãi suất huy động và điều hành là “bước đi quan trọng”, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường. Trong năm, khi giá điện tăng tới hai lần và tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên trên diện rộng vào dịp hè gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, nguy cơ thiệt hại cho nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ sau đó kịp thời chỉ đạo và xử lý, nhanh chóng ổn định tình hình.

Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước
Với sự quyết liệt trong công tác điều hành của Chính phủ và các địa phương, năm 2023 kinh tế Việt Nam vẫn để lại nhiều dấu ấn đậm nét.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định 80 với nhiều điểm mới, mục tiêu là làm minh bạch hóa thị trường xăng dầu, đảm bảo ổn định nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất; hay Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản. Bên cạnh việc ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP cho phép giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí, Chính phủ cũng đã trình phương án và được Quốc hội thông qua việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% từ ngày 1/7 đến cuối năm 2023.

Có thể khẳng định, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, nhất là với khu vực doanh nghiệp, Chính phủ đã luôn đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ngay từ những ngày đầu năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Đặc biệt, tháng 4/2023, với việc ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các giải pháp xử lý những khó khăn vướng mắc trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, cả trước mắt và lâu dài.

Những quyết sách được cho là vừa giải quyết các vấn đề cấp bách, trước mắt, vừa tính tới các vấn đề chiến lược, lâu dài; xử lý các vấn đề vi mô, nhưng cũng đồng thời giải quyết căn bản các vấn đề lớn, những điểm nghẽn, bất cập của nền kinh tế.

Để các chính sách kinh tế vận hành trơn tru, đi vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, tăng cường trách nhiệm, tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức; khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, né trách nhiệm trong giải quyết công việc.

"Chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp, đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi người chung tay, góp sức, nỗ lực trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để góp gió thành bão, vượt qua khó khăn", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước năm 2023.

… Năm Quý Mão đã khép lại. Những điểm sáng của nền kinh tế trong năm qua sẽ tạo đà tăng trưởng mới. Chúng ta có niềm tin để kỳ vọng về một bức tranh tươi sáng hơn cho năm mới Giáp Thìn 2024.

Nữ Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động