Vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng phó với mọi rủi ro, thách thức để phát triển

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là năm bản lề của thời kỳ kế hoạch 5 năm 2021-2025 với dự báo khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022 và nhiều hơn thời cơ thuận lợi, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng xử phù hợp với mọi rủi ro, thách thức, có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.
Dành nhiều hơn thời gian, sự quan tâm lắng nghe ý kiến cử tri để truyền tải tới diễn đàn Quốc hội Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023" chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đồng tình, đánh giá cao các nội dung báo cáo của các bộ, cơ quan, ý kiến của đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học; cho rằng để “ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức,” thì tất cả chúng ta từ nhà quản lý, người dân, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... đều phải vào cuộc; càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, chung sức cùng thực hiện; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân, doanh nghiệp, “lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn chia sẻ”.

Phân tích thêm về những kết quả của năm 2022, Thủ tướng nêu rõ, đây là những điểm sáng đáng tự hào trong hoàn cảnh một nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi. Bên cạnh những kết quả về kinh tế, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân được cải thiện. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh thực chất, hiệu quả, góp phần giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi chưa có nguy cơ. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được củng cố và nâng lên...

Vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng phó với mọi rủi ro, thách thức để phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng dành nhiều thời gian phân tích tình hình, nguyên nhân và định hướng lớn trong xử lý những vấn đề tồn tại, bất cập cần tiếp tục giải quyết liên quan tới thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, cung ứng tín dụng, thị trường lao động, cũng như tình trạng thiếu hụt cục bộ xăng dầu, thiếu thuốc, trang thiết bị y tế vừa qua.

Thủ tướng lấy ví dụ, thị trường chứng khoán dễ bị "thổi" lên. Nhiều trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm, lãi suất cao đi kèm rủi ro nhưng không tư vấn cho khách hàng... Lĩnh vực ngân hàng có tình trạng sở hữu chéo. Thị trường bất động sản tập trung vào phân khúc cho người giàu. Theo Thủ tướng, đây là những vấn đề xuất hiện trong quá trình vận động và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau.

"Đã có bệnh thì phải chữa, nhưng chúng ta cùng lúc xử lý nhiều vấn đề trong điều kiện khó khăn nên càng khó khăn. Song dứt khoát phải xử lý các sai phạm để các thị trường phát triển đúng bản chất, lành mạnh, bền vững, công khai, minh bạch, giữ ổn định hệ thống, bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan. Chữa bệnh thì phải mất thuốc, mất thời gian, mất công sức và phải chờ thời gian để ngấm thuốc", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tôn trọng quy luật thị trường nhưng khi cần thiết, trong bối cảnh không bình thường thì Nhà nước phải có sự can thiệp, xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết; các cơ quan chức năng phải phản ứng chính sách nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn; doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại, người dân cũng phải chia sẻ; tất cả cùng suy nghĩ, cùng làm; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, tránh tình trạng "lúc thuận lợi thì không sao, lúc khó khăn lại kêu Nhà nước".

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng tìm cách giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn. Các tổ chức phát hành trái phiếu cần thực hiện theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, chủ động đàm phán với nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp phát hành, theo đúng quy định pháp luật.

Về thị trường bất động sản, phải cơ cấu lại các phân khúc, giá, sản phẩm, hỗ trợ phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp...

Vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng phó với mọi rủi ro, thách thức để phát triển
Phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề của thời kỳ kế hoạch 5 năm 2021-2025 với dự báo khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022 và nhiều hơn thời cơ thuận lợi, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng xử phù hợp với mọi rủi ro, thách thức, có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.

Trên tinh thần “Đoàn kết, kỷ cương; Bản lĩnh, linh hoạt; Đổi mới sáng tạo; Kịp thời, hiệu quả,” Thủ tướng Chính phủ nêu rõ các quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ; đồng thời nhấn mạnh một số định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, công điện của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội. Các bộ, ngành, địa phương phải chủ động sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, thích ứng với tình hình.

Trong đó, nắm chắc tình hình, lựa chọn công việc ưu tiên vấn đề phù hợp với tình hình; tích cực, chủ động, phản ứng chính sách kịp thời; đẩy mạnh cải cách hành chính, các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức phải xem công việc của người dân và doanh nghiệp như công việc của nhà mình; trong điều hành tuyệt đối không chuyển trạng thái đột ngột, "giật cục".

Tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn; chính sách tài khóa tập trung, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tiết kiệm chi tối đa, nghiên cứu tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, lệ phí; các chính sách phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa, không triệt tiêu mà bổ sung cho nhau, bảo đảm hiệu quả tổng thể.

Giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ 4 công điện của Thủ tướng Chính phủ về các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, phát triển thị trường lao động, chăm lo đời sống người lao động. "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm làm, nhưng phải đôn đốc các bộ, ngành làm tích cực hơn", Thủ tướng phát biểu.

Cùng với đó, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh thông tin. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội qua hợp tác công tư. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Khẩn trương tập trung thực hiện, hoàn thành công tác quy hoạch với tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, dài hạn, nhưng thực hiện có thể phân kỳ. Tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo kỹ năng nghề.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ chính sách tương đối ổn định để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hội nhập và đối ngoại, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, nhất là quan tâm vấn đề lương thực, thực phẩm, giá năng lượng, nhà ở. Đẩy mạnh công tác truyền thông khách quan, trung thực...

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ

(LĐTĐ) Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm họa lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích, hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong

TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong

(LĐTĐ) Khi phát hiện đám cháy, người dân sinh sống bên trong căn nhà đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành, sau đó khói đen nhanh chóng bao trùm toàn bộ căn nhà khiến 2 người chết và 14 người bị thương.
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Trưa ngày 19/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến hiện trường và chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán

Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đồng bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Chỉ đạo tỉnh, các cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban Chỉ đạo cấp huyện cùng sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân và sự nỗ lực của các chủ đầu tư các dự án trọng điểm, việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh đã đạt một số kết quả quan trọng. Đặc biệt, là dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô qua địa bàn tỉnh.
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

(LĐTĐ) Với những chiến công chói lọi, cùng những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong suốt 80 năm qua, với bản chất cách mạng và truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, quân đội ta xứng đáng là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương với tiêu đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc”:
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng; khẩn trương điều tra vụ án, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật để răn đe, phòng ngừa.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đến động viên, thăm hỏi các nạn nhân vụ cháy tại quán cà phê (đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm) đang điều trị tại Bệnh viện E.
Xem thêm
Phiên bản di động