Kim chỉ nam để Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Xuân mới, năm mới cũng là thời điểm Đảng bộ, chính quyền và toàn thể hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội nỗ lực không ngừng để đưa Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đi vào cuộc sống với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực.
Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực Động lực mới để Hà Nội phát triển xứng tầm

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến Thủ đô Hà Nội. Trong các buổi thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố, Người luôn mong muốn làm sao để cho Hà Nội “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Và suốt thời gian qua, Trung ương cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với “mỗi bước đi, hơi thở” của Thành phố.

Kim chỉ nam để Hà Nội phát triển xứng tầm
Một góc hồ Trúc Bạch. Ảnh: Đặng Sinh

Từ việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (có hiệu lực 1/8/2008) để Hà Nội không phải khoác lên mình tấm áo chật, không có không gian, dư địa chí để phát triển; đến việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định xây dựng Vùng Thủ đô (gồm 10 tỉnh lân cận), trong đó Hà Nội là hạt nhân nhằm tạo đòn bẩy đưa cả Vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng vững bước tiến lên. Đi kèm đó, các cơ chế, chính sách kịp thời được ban hành… Không phụ lại kỳ vọng của Trung ương, thời gian qua bằng sự cố gắng không mệt mỏi của toàn hệ thống chính trị, Hà Nội đã vươn lên thành một trong hai trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước là minh chứng sống động.

Tuy nhiên, với một thành phố có quy mô dân số lên tới gần chục triệu người, diện tích tự nhiên rất lớn, muốn “khai mở” mọi nguồn lực để Hà Nội phát triển mạnh hơn cần phải có những cơ chế, chính sách mới theo hướng mở hơn. Chính vì thế, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây được coi là kim chỉ nam về định hướng chiến lược để các cấp, ngành phối hợp với thành phố Hà Nội triển khai những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo những bước đột phá mới.

Quan điểm, mục tiêu về phát triển Hà Nội, Nghị quyết số15-NQ/TW ghi rõ: “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển… Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội; phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ con người, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.

Hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiền tệ; thị trường chứng khoán; thị trường bất động sản; thị trường khoa học và công nghệ; thị trường lao động; thị trường dịch vụ văn hoá. Xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao; phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô. Ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp - công nghệ cao và các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hoá…”.

Cụ thể hóa, xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn trách nhiệm đối với từng tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương của Thành phố trong triển khai thực hiện Nghị quyết theo lộ trình phù hợp; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trích Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 26/5/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW

Trong chiến lược phát triển kinh tế bất kỳ quốc gia, địa phương, tỉnh, thành nào ngoài cái chung, muốn phát triển nhanh đều phải dựa vào lợi thế so sánh của mình. Với Thủ đô Hà Nội, lợi thế so sánh lớn nhất là nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng, gắn với bề dày văn hóa của hơn 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Với phương châm “đi tắt, đón đầu” nên Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng rất rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển…”, chính vì thế mục tiêu bao trùm trong thời gian tới của Hà Nội là đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại để chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên các trụ cột chính: Công nghiệp, công nghệ có hàm lượng chất xám cao; Tài chính, dịch vụ, ngân hàng; Công nghiệp văn hóa và Nông nghiệp sử dụng công nghệ cao.

Tin tưởng chắc chắn rằng, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng để phát huy lợi thế so sánh trong tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, đưa Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực. Mạnh về kinh tế, hiện đại về hạ tầng, đô thị, xanh, sạch, đẹp… trong mạch nguồn bất tận của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Tuệ Giang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm
Phiên bản di động