69 năm một chặng đường

(LĐTĐ) Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023) cũng là thời điểm Công đoàn thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ XVII, với quyết tâm đồng hành cùng Thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.
Hòa nhạc giao hưởng “Hà Nội rạng rỡ Việt Nam” kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 Trưng bày "Sông Hồng cuộn sóng": Quyết tâm giành lại độc lập, tự do của quân và dân Hà Nội Bảo đảm trật tự giao thông, trật tự đô thị chào mừng giải phóng Thủ đô

Gần 7 thập kỷ qua, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội cũng kết tinh được những giá trị của Thăng Long - Hà Nội, phát huy hào khí của những chiến công vang danh trong lịch sử; vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để đề ra những chính sách phù hợp đưa Thủ đô ngày càng phát triển, xứng đáng với vị thế Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

69 năm một chặng đường
Thủ đô Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. (Ảnh: Đại lộ Thăng Long- MP)

Từ một Thủ đô có diện tích chỉ trên 921 km2, với cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nặng, kết cấu hạ tầng lạc hậu, thu nhập của người dân không cao…đến nay diện tích của Hà Nội đã lên trên 3.358km2 (Top 10 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới), kinh tế đã dịch chuyển theo hướng công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và hiện đại nhất cả nước, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, tổng thu nhập thực tế tính theo sức mua, Hà Nội thuộc nhóm 5 tỉnh, thành có thu nhập đầu người cao nhất nước. Điều đáng nói, từ một đô thị chịu ảnh hưởng nhiều của tư duy kinh tế khép kín thời bao cấp, đến nay Hà Nội đã phát huy hào khí thế rồng bay, không ngừng đổi mới, phấn đấu vươn lên trở thành thành phố sáng tạo, trung tâm sáng tạo của đất nước và mang tầm khu vực; thành phố của những ý tưởng khởi nghiệp cho mục tiêu đất nước hùng cường…

Những năm qua, với trách nhiệm gương mẫu, đi đầu và tinh thần "Hà Nội vì cả nước", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô đã vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, cụ thể chính sách pháp luật của Nhà nước, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo báo cáo của UBND Thành phố, quy mô kinh tế Hà Nội đạt khoảng 1,2 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 50 tỉ USD (cả nước khoảng hơn 400 tỉ USD). Mặc dù, chỉ chiếm 1% diện tích, 8,5% dân số cả nước, nhưng Hà Nội chiếm đến 43% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) và 43,8% thu ngân sách vùng đồng bằng sông Hồng; đóng góp khoảng 16,2% GDP, 19,1% thu ngân sách cả nước...

Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, Hà Nội đã chủ động đề xuất và tập trung triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhằm tăng cường liên kết vùng; tạo động lực phát triển nhanh và bền vững không chỉ cho Hà Nội mà cho cả vùng, cả nước. Đồng thời, Thành ủy Hà Nội là cấp ủy cấp tỉnh đầu tiên ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Văn hóa cũng là 1 trong 3 lĩnh vực được chúng tôi ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo; đến nay đã đưa vào kế hoạch đầu tư khoảng 90.000 tỉ đồng cho y tế, giáo dục, văn hóa. Hà Nội có 5.922 di tích là vốn di sản quý báu, nên bằng các chủ trương này, chúng tôi sẽ khơi dậy nguồn lực văn hóa để vừa phát triển mạnh du lịch, dịch vụ; vừa tạo sinh kế cho người dân.

…Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, song Đảng bộ, chính quyền Thành phố tự nhận thấy, trong phát triển kinh tế vẫn chưa tạo được các “đột phá lớn” và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Vì thế, trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII xác định, giai đoạn 2020-2025 tiếp tục phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị thông minh, thành phố đổi mới sáng tạo. Hà Nội cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hóa - hiện đại hóa, GRDP/người đạt 8.100-8.300 USD. Phấn đấu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp hóa - hiện đại hóa hoàn chỉnh, thành phố thông minh, GRDP/người đạt 12.000 - 13.000 USD.

69 năm một chặng đường
Một góc Hà Nội về đêm (Ảnh: TTXVN)

Để Hà Nội phát triển gắn với vùng Thủ đô trở thành trung tâm kinh tế năng động của cả nước và khu vực, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp đó ngày 16/6, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội... Hiện tại, các cấp, ngành đang cho ý kiến hoàn thiện, bổ sung Luật Thủ đô (sửa đổi). Hy vọng đây chính là những tiền đề quan trọng để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, phát huy tinh thần “trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về…” trong những ngày thu tháng Mười, 68 năm trước, tự hào về lịch sử, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân lao động Thủ đô tự tin vững bước vào tương lai, quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước; xứng tầm khu vực.

Hiện nay, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo thực hiện 3 nhiệm vụ lớn là lập đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065), xây dựng Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hồ sơ sửa đổi Luật Thủ đô 2012. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tạo bước đột phá cho Thủ đô phát triển xứng tầm.

Hà Lê

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động