Kiểm soát tín dụng bất động sản

Kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng cần chọn lọc để hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.
Tín dụng bất động sản: Dư nợ 9%, nợ xấu giảm mạnh Siết tín dụng bất động sản để cắt cơn sốt nóng

Hạn chế rủi ro

Để đảm bảo an toàn cho thị trường BĐS, NHNN luôn điều hành chính sách cấp tín dụng linh hoạt, như ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 về lộ trình kiểm soát tín dụng vào BĐS, quy định từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn là 40%; từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2020 là 37%; từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022 là 34% và kể từ ngày 1/10/2022 sẽ giảm xuống 30%.

Kiểm soát tín dụng bất động sản
Chú thích ảnh Kiểm soát tín dụng BĐS cần có chọn lọc để tạo điều kiện cho thị trường tạo nguồn cung mới.

NHNN cũng đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực vào ngày 15/1/2022 quy định chặt chẽ việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng (TCTD) hay Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022, trong đó chỉ đạo các Ngân hàng thương mại không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh BĐS, trái phiếu doanh nghiệp…

Qua tìm hiểu, nhờ những chính sách kiểm soát linh hoạt này, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế quý I/2022 đạt 5,04% và đang tăng nhanh hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 2,16%). Trong đó, cơ cấu tín dụng BĐS chuyển dịch theo hướng tích cực, gần 70% là phục vụ mục đích tiêu dùng, còn lại là cho vay kinh doanh BĐS. Mặc dù dư nợ của hoạt động kinh doanh BĐS chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng, song tài sản bảo đảm bằng BĐS lại chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) trong tổng tài sản thế chấp mà các ngân hàng đang quản lý hiện nay.

Bên cạnh đó, nợ xấu đối với lĩnh vực BĐS đã giảm dần. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu là 2,48%; năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 3,66%; năm 2019, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,87%. Năm 2020, tỷ lệ nợ xấu là 1,69%; năm 2021 là 1,92%… Điều này cho thấy, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS được cải thiện. Việc siết chặt chính sách tín dụng đối với thị trường BĐS cũng buộc các doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn mới trong dài hạn như vốn trái phiếu, từ chứng khoán, từ mua bán, sáp nhập…

Về vấn đề kiểm soát tín dụng để hạn chế rủi ro, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho hay, một số ngân hàng, TCTD gần đây tạm dừng giải ngân cho vay BĐS do 2 vấn đề: TCTD đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng trong quý I/2022, đương nhiên cho vay lĩnh vực BĐS phải "phanh" lại và tại không ít dự án BĐS hiện nay, chủ đầu tư gặp vấn đề phức tạp về pháp lý, nên bị dừng cho vay. Tình trạng này chỉ xảy ra cục bộ, không phải ở nhiều TCTD. Việc NHNN kiểm soát chặt tín dụng BĐS là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường minh bạch và giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng “nóng” thời gian qua khi đa số các nhà đầu tư đều sử dụng đòn tài chính.

Chọn lọc kiểm soát

Theo các chuyên gia BĐS, mặc dù NHNN siết kiểm soát tín dụng BĐS để hạn chế các hoạt động đầu cơ và sử dụng nguồn vốn vào BĐS làm đòn bẩy tài chính, nhưng trong dài hạn, việc siết tín dụng có thể dẫn đến nguy cơ thiếu vốn, bởi tác động kép vừa khắc phục hậu quả sau đại dịch, vừa phục hồi kinh tế, trong khi lĩnh vực này là kênh đóng góp đến 14% GDP cho nền kinh tế.

Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính chia sẻ, nếu kiểm soát quá chặt dễ khiến doanh nghiệp phải dừng các hoạt động đầu tư. Hiệp hội BĐS Việt Nam đề xuất không nên siết các chính sách tín dụng, thay vào đó cần có chính sách kiểm soát tốt với những dự án có vấn đề - đầu cơ tích trữ, mua gom đất, thổi giá…, còn lại nên khuyến khích. Đặc biệt là nên ưu tiên nguồn vốn cho các dự án đang triển khai, sắp đưa nguồn cung ra thị trường, có mức giá đáp ứng được số đông khả năng của người mua.

Thông qua Hiệp hội BĐS Việt Nam, hàng loạt doanh nghiệp BĐS đều có chung ý kiến về tình trạng khó khăn nếu không tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động, dẫn đến thị trường thiếu nguồn cung và tiếp tục kéo dài càng khiến giá nhà đất tăng cao, cơ hội tiếp cận với nhà ở của người dân sẽ giảm. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp BĐS kiến nghị, việc kiểm soát nguồn vốn nên có lộ trình, có rà soát đối với dự án đủ điều kiện pháp lý, đúng tiến độ.

Không nên thực thi chính sách siết nguồn vốn vào BĐS theo kiểu “đánh đồng” tất cả các dự án, sẽ ảnh hưởng đến thị trường BĐS nói riêng và ảnh hưởng dây chuyền để cả nền kinh tế nói chung; đồng thời, ngành Ngân hàng cần rà soát ưu tiên cấp tín dụng kịp thời cho các dự án tốt, có phương án kinh doanh khả quan, khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng.

Ở góc độ quản lý, ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS cho hay, trách nhiệm khơi dòng vốn tín dụng cho thị trường BĐS thuộc về các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Bộ Xây dựng cam kết phối hợp chặt chẽ các bên liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, gắn việc sử dụng vốn BĐS với sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phụ trợ...

Theo Vân Sơn/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/bat-dong-san/kiem-soat-tin-dung-bat-dong-san-20220529080535293.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan phim không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội (1954 - 2024), sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Sức hút mạnh mẽ từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ gây ấn tượng với khách tham quan bởi kiến trúc hiện đại, trưng bày nhiều hiện vật bao gồm cả bảo vật quốc gia, mà còn là nơi bồi đắp tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho người dân.
Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp

Tìm giải pháp quản lý giao thông tĩnh trong "không gian" hẹp

(LĐTĐ) Là một quận nội đô có mật độ dân cư lớn, số dân khoảng 317.000 người cư trú và 100.000 người đến làm việc học tập, gần đây, tại quận Hai Bà Trưng, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã dẫn đến phát triển bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cá nhân.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

(LĐTĐ) Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch, và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING.

Tin khác

Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?

Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?

(LĐTĐ) Sở hữu sân bay Quốc tế Cam Ranh và kết nối thuận tiện đến sân bay quốc tế Long Thành qua cao tốc phía Đông đang giúp địa phương khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt.
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

(LĐTĐ) CaraWorld mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm, tìm kiếm hàng nghìn nhân tài tiếp theo của ngành bất động sản.
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng thông tin về việc đề xuất thêm gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, với nhiều ưu đãi hơn cho người mua.
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay

Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù các ngân hàng đã đưa ra nhiều mức lãi suất hợp lý để dành cho đối tượng vay mua nhà, tuy nhiên, không nhiều người can đảm để vay, vì bất động sản thời gian qua bị đẩy giá lên quá cao.
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao

Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự “tăng nhiệt". Theo đó, câu chuyện đấu giá đất “nóng" hơn bao giờ hết với các phiên đấu giá được tổ chức với giá trúng cao kỷ lục, ngang ngửa đất dự án đã được đầu tư hạ tầng bài bản.
Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài

Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố tính đến tháng 10 năm nay.
19.000 căn hộ chung cư được đưa ra thị trường trong 9 tháng

19.000 căn hộ chung cư được đưa ra thị trường trong 9 tháng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, nguồn cung căn hộ chung cư Hà Nội đạt hơn 19.000 căn, vượt tổng nguồn cung cả năm 2023, các dự án chung cư đa phần là ở phân khúc cao cấp trên 60 triệu đồng/m2.
Xuất hiện nhóm người “thổi giá” gây nhiễu loạn các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức

Xuất hiện nhóm người “thổi giá” gây nhiễu loạn các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn, trên địa bàn Thành phố xuất hiện tình trạng người tham giá đấu giá không có nhu cầu để ở, đấu giá nhằm mục đích kinh doanh đầu cơ; tình trạng trả giá cao hơn giá thị trường để trúng đấu giá sau đó không nộp tiền trúng đấu giá (bỏ cọc), nhằm mục đích "làm giá", "thổi giá" gây nhiễu loạn giá thị trường.
Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản

Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản

(LĐTĐ) Công chứng viên Hoàng Văn Hữu cho rằng, cần quy định đối với các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, tặng cho tiền, cho vay tài sản... có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên bắt buộc phải thực hiện theo phương thức chuyển khoản.
55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Xem thêm
Phiên bản di động