Kiềm chế tệ nạn ma túy trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Cũng giống như các tỉnh, thành trong cả nước, tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nhằm đẩy lùi và hạn chế loại tệ nạn nguy hiểm này, trong năm 2019 các cấp, ngành trên địa bàn Thủ đô đã tích cực vào cuộc.
kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn
kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do Sôi nổi cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy
kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do Không để tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học

Nỗ lực ngăn chặn tệ nạn ma túy

Những năm gần đây, tình hình ma túy và tội phạm về ma túy ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sự ổn định phát triển của đất nước. Đặc biệt, tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy diễn biến ngày càng phức tạp ở các địa bàn đô thị, tập trung đông dân cư.

Nhiều loại ma túy mới xuất hiện, tình trạng mua bán, tàng trữ vận chuyển và tổ chức sử dụng ma túy trái phép tiếp tục có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn Hà Nội. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác đánh giá tình hình tội phạm về ma túy trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

kiem che te nan ma tuy tren dia ban thu do
Thành phố Hà Nội chú trọng triển khai nhiều mô hình cai nghiện (Ảnh minh họa: Hànộimới)

Chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy, trong năm 2019, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai có hiệu quả với hành vi mua bán, tàng trữ vận chuyển trái phép chất ma túy. Kết quả là trong năm qua, tại Hà Nội đã khám phá và xử lý hàng nghìn vụ án liên quan đến ma túy.

Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát phòng, chống ma túy (PC04) - Công an thành phố Hà Nội, tính đến ngày 15/12/2019 trên địa bàn Thành phố hiện có 12.864 người nghiện ma túy và sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, số có mặt tại cộng đồng là 8.817 người, vắng mặt là 1.213 người, tại các cơ sở cai nghiện là 1.407 người, quản lý trong trường giáo dưỡng, trại giam là 1.427 người.

Về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, trong năm 2019, toàn Thành phố đã lập hồ sơ giáo dục tại xã, phường thị trấn cho 1.373 người nghiện ma túy, tăng 261 người so với cùng kỳ năm 2018.

Việc tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cũng được các quận, huyện triển khai cho 832/600 người, đạt 138.7% kế hoạch năm, tăng 279 người so với cùng kỳ năm 2018. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Bạch Đằng, Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai; Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ cai nghiện - Viện Châm cứu Trung ương đã tiếp nhận được 1.034/1000 lượt người vào cai nghiện tự nguyện, đạt 103.4% kế hoạch năm.

Có một thực trạng đáng báo động là trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn 4/30 quận, huyện chưa thực hiện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được giao có thể kể đến như quận Đống Đa, huyện Ứng Hòa, Đan Phượng, Quốc Oai. Đặc biệt, nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo công tác hỗ trợ người sau cai nghiện học nghề, giải quyết việc làm. Kết quả công tác quản lý sau cai nghiện còn hạn chế, chưa đánh giá được tỷ lệ tái sử dụng chất ma túy sau cai nghiện.

Triển khai nhiều mô hình cai nghiện

Được biết, để ngăn ngừa tội phạm về ma túy, trong năm qua, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình tổ chức quản lý, cai nghiện chữa trị. Tuy nhiên, theo đánh giá, trong giai đoạn hiện nay, công tác cai nghiện ma tuý đang phải đối mặt với thách thức đến từ việc sử dụng ma tuý tổng hợp dạng đá và nhiều loại nguy hiểm khác như cần sa, cỏ Mỹ, nấm thần… khiến công tác dự phòng và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, Hà Nội đã áp dụng nhiều mô hình cai nghiện ma tuý như mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; mô hình cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện, sau cai nghiện; điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng methadone; điều trị bằng chuyên môn chủ yếu sử dụng phác đồ An thần kinh, điều trị bằng thảo dược hay một số phác đồ về tâm lý xã hội khác.

Năm 2019, Thành phố tiếp tục duy trì và hỗ trợ nội dung sinh hoạt đối với 37 Câu lạc bộ quản lý người sau cai nghiện (Câu lạc bộ B93) của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai và huyện Gia Lâm. Các Câu lạc bộ đã xây dựng Kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ năm 2019 theo điều kiện thực tế của từng địa phương và duy trì chế độ sinh hoạt 1 lần/1 tháng.

Tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn mô hình Câu lạc bộ B93 cho 217 hội viên của 37 Câu lạc bộ B93. Thực hiện tham dự và hỗ trợ sinh hoạt cho 2 Câu lạc bộ B93 tại phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) và thị trấn Trâu Qùy (huyện Gia Lâm).

Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, các quận, huyện, thị xã thông qua các Hội, đoàn thể đã thực hiện cho vay vốn, tạo việc làm đối với 9 người sau cai nghiện và gia đình vay 222 triệu đồng để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống (quận Thanh Xuân, quận Tây Hồ). Giới thiệu việc làm cho 7 đối tượng làm nghề trông giữ xe, rửa xe, mộc, xây, hàn (quận Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Phúc Thọ).

Đặc biệt, chú trọng triển khai thực hiện các nội dung của Đề án thí điểm “Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội” trên địa bàn quận Ba Đình, quận Cầu Giấy.

Bên cạnh đó, xây dựng dự thảo “Đề án thí điểm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm, giai đoạn 2020-2021”. Lấy ý kiến các Sở, ngành, quận Long Biên và huyện Gia Lâm về chính sách và dự thảo của Đề án; lấy ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.

Triển khai Mô hình Điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm). Trong đó tập trung thực hiện hỗ trợ hoạt động, tổ chức tập huấn cho 80 người là cán bộ ban, ngành, đoàn thể của phường và cán bộ làm trực tiếp.

Chỉ đạo Cơ sở cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội cử cán bộ tham gia hỗ trợ cho Điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại phường Hàng Buồm; lấy ý kiến các quận, huyện, thị xã về quy hoạch mạng lưới điểm tư vấn chăm sóc điều trị nghiện tại cộng đồng. Kết quả, đã tiếp cận, tư vấn cho 15 đối tượng là người nghiện ma túy, người sau cai nghiện và gia đình người nghiện…

Theo Sở lao động -Thương binh và Xã hội, mục tiêu trong năm 2020, Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Trong đó, tập trung tổ chức điều trị, cai nghiện cho 90% người nghiện, người sử dụng ma túy có trong danh sách quản lý với các biện pháp, hình thức phù hợp.

Dự kiến lập hồ sơ và đưa 800 người nghiện đi cai nghiện ma túy bắt buộc, tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cho 600 người, vận động đưa 2.000 người đi cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố. Tại các địa phương, phấn đấu 100% người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy được quản lý sau cai nghiện với các hình thức, trong đó 70% người hòa nhập cộng đồng có việc làm.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động