Không thể chần chừ!
Quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư Thông qua Nghị quyết đầu tư các dự án dân sinh Hà Nội: Tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua |
Ảnh minh họa |
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tính đến 31/3/2021, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2.907 dự án đầu tư ngoài ngân sách, vốn đăng ký 1,65 triệu tỷ đồng, trong đó đã hoàn thành 967 dự án; đã chấm dứt hoạt động, thu hồi 182 dự án. Dự án mới có chấp thuận triển khai, chưa thực hiện thủ tục đầu tư 466 dự án; đang triển khai 1.292 dự án (378 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất; 977 dự án triển khai chậm tiến độ).
Cũng theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, khó khăn lớn nhất vẫn là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; Trình độ năng lực, kinh nghiệm của một số đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn chưa đảm bảo; cùng một số dự án phải điều chỉnh thiết kế - dự toán, điều chỉnh quy hoạch…
Tại buổi làm việc, Sở đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố; Xem xét tiêu chí lựa chọn một số công trình trọng điểm giai đoạn 2021- 2025 theo hướng đưa vào danh mục những dự án lớn, có ý nghĩa đối với Thủ đô, dự án thuộc lĩnh vực quan trọng có tính chất lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và có tính khả thi cao.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong buổi làm việc đã nêu rõ là làm sao để gắn trách nhiệm với tất cả các sở ngành khác để kết quả công việc tốt hơn bởi thực tế công tác phối hợp hiện nay có nơi, có lúc chưa đồng bộ và nhấn mạnh “Sở Kế hoạch và Đầu tư là “nhạc trưởng” nên phải chú trọng đôn đốc các đơn vị khác, gắn trách nhiệm, có chế tài cụ thể”.
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cũng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phân nhóm các nhiệm vụ, rõ đối tượng ưu tiên. “Theo yêu cầu thực tiễn và kỳ vọng, chúng ta còn đang khó khăn trong tiến độ của một số phần việc như tăng phân cấp, ủy quyền. Phân cấp, ủy quyền phải rõ ràng. Các đơn vị cần rà soát từng phần việc để Thành phố tháo gỡ kịp thời”- Chủ tịch Ủy ban nhân dân Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Có thể nói dự án ngoài ngân sách trên địa bàn Thành phố chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân, song tại buổi làm việc với “nhạc trưởng”- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh đã chỉ đạo kịp thời, đặc biệt là chỉ đạo gỡ “nút thắt” về cơ chế. Bởi vậy, nhiệm vụ của các sở, ngành là tập trung triển khai, không thể chần chừ!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06