Không nên "hành chính” hóa văn bằng!
Nên rút gọn các quy định văn bằng, chứng chỉ Sử dụng bằng giả để xin việc có thể bị xử lý hình sự Không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng giáo dục đại học |
Đáng chú ý trong số những đối tượng dùng bằng tiếng Anh giả của Đại học Đông Đô có đến 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ. 5 trường hợp còn lại thì có một người làm điều kiện học thạc sĩ, một trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, một trường hợp thi tuyển công chức và 2 người kê khai hồ sơ cán bộ.
Tại buổi họp báo sáng ngày 30/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã thông tin chính thức tới báo chí về những sai phạm trong việc đào tạo văn bằng 2 của Đại học Đông Đô. Theo đó, Bộ này kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng văn bằng được cấp sai quy định; đồng thời thu hồi và hủy bỏ những văn bằng này.
Ảnh minh họa: nguồn baochinhphu.vn |
Sự việc liên quan đến Đại học Đông Đô cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố và trách nhiệm xử lý sẽ thuộc các cơ quan tư pháp (Kiểm sát và Tòa án), song vấn đề cần bàn là vì sao lại dẫn tới con đường không ít đối tượng “chấp nhận” sử dụng văn bằng giả (trong đó có văn bằng tiếng Anh) như ở Đại học Đông Đô để phục vụ cho mục đích của mình, cụ thể là làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ?
Theo quy định đối với viên chức, công chức, người làm công tác quản lý phải có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1 trở lên. Nhưng chứng chỉ tiếng Anh cũng giống như Bằng lái xe, chỉ có giới hạn thời gian nhất định. Còn với những trường hợp, muốn làm luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ để lách qua cửa thi trình độ ngoại ngữ như B1 điều kiện cần và đủ theo quy định của ngành Giáo dục- Đào tạo nghiên cứu sinh, học viên phải có văn bằng ngoại ngữ do cơ sở đào tạo được Bộ cho phép.
Nghĩa là nghiên cứu sinh, học viên nếu “trong tay” có văn bằng cử nhân ngoại ngữ thì “vĩnh viễn” không phải thi sát hạch trình độ ngoại ngữ khi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ. Chính điều này đã dẫn tới một số người là công chức, viên chức sử dụng văn bằng tiếng Anh của Đại học Đông Đô để “lọt” qua khe cửa sát hạch ngoại ngữ để làm nghiên cứu sinh…
Trở lại vấn đề bằng cấp, chứng chỉ, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã chỉ ra hiện đối với một công chức, viên chức đang phải ràng buộc bởi 7 loại văn bằng, chứng chỉ. Nghĩa là phải đủ khoảng 7 văn bằng, chứng chỉ mới đủ điều kiện xét tuyển, đặc cách công tác cán bộ…thậm chí xét tuyển viên chức!
Chính vì thế, Bộ trưởng Tân hứa (tại Kỳ họp thứ 8) là sẽ nghiên cứu để giảm bớt những văn bằng, chứng chỉ không cần thiết. Và tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội diễn ra đầu tháng 11 vừa qua trong phần trả lời chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân và Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nói sẽ bỏ chứng chỉ tiếng Anh, tin học đối với giáo viên (trong vấn đề xét tuyển…- PV).
Xét cho cùng cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị là làm công tác chuyên môn. Hiệu quả công việc là thước đo chuẩn xác nhất. Ví dụ, với ngành Y, các bệnh viện hiện đang tiến tới mô hình tự chủ, hai yếu tố được xem là tối quan trọng đối với đội ngũ y bác sĩ là trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Ai không đáp ứng được sẽ bị đào thải. Nên ở những bệnh viện lớn, khả năng ngoại ngữ của bác sĩ rất tốt.
Còn nếu để nâng cao trình độ lý luận, các kiến thức khác nên chăng chỉ mở những khóa ngắn hạn để nói chuyện, bồi dưỡng kiến thức là đủ. Nhưng thực tế, khi bổ nhiệm cán bộ họ vẫn phải tuân theo quy định về văn bằng, chứng chỉ. Bởi thế, một số người nói vui thời gian bắt họ đi học để hoàn thiện các văn bằng, chứng chỉ có lẽ nên giành cho họ tập trung công tác nghiên cứu khoa học để tìm ra các phương pháp chữa trị mới để nâng cao chất lượng công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Mỗi một công việc, vị trí có vai trò khác nhau, vì vậy học chuyên đề, học phổ biến kiến thức về các lĩnh vực chính trị - kinh tế - an ninh - quốc phòng là chủ trương đúng đắn, nhưng có lẽ cũng nên xét lại không nên lấy các yếu tố văn bằng, chứng chỉ để làm tiêu chí bổ nhiệm cán bộ, xét tuyển, thi tuyển công chức, viên chức, chuyên viên và nâng lương…!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49