Nông sản ngoại “đội lốt” hàng ta bán tại thị trường Việt:

Không lẽ chịu bó tay!

(LĐTĐ) Nông sản ngoại “đội lốt” nông sản Việt, vấn đề không phải là chuyện quá mới mẻ. Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng “đội lốt” này, tuy nhiên, hiện vấn đề vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề. Vậy đâu là nguyên nhân?.
nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản sử dụng mã Qrcode
nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay Hà Nội tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản với tỉnh Hòa Bình
nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay Khi nông sản ngoại lấn sân

Người tiêu dùng chịu thiệt đến bao giờ?

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không nguồn gốc, xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại với nông sản Việt Nam như: Nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm Sa Pa, cam Cao Phong, nhãn lồng Hưng Yên... Hành vi gian lận này mặc dù chưa phổ biến, nhưng cũng đã phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm Việt Nam và ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng.

nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay
Việc nông sản không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ…là cơ hội nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt.

Theo đó, một trong những hình thức mà nông sản ngoại (chủ yếu là nông sản từ Trung Quốc) thường sử dụng “đội lột” hàng Việt đó là, sản phẩm được nhập khẩu về sẽ được thương lái trà trộn với hàng Việt để bán ra thị trường, hai là thay nhãn mác để “mặc áo mới” cho sản phẩm.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam trước nông sản kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc, khiến cho việc tiêu thụ mặt hàng này tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các sản phẩm nông sản từ thị trường này lại có mẫu mã đẹp, giá rẻ…

Với việc nông sản ngoại nhập nhèm “đội lốt” thương hiệu Việt xảy ra tràn lan như hiện nay, chị Phạm Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nông sản “đội lốt” hàng Việt chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc, bởi lẽ mặt hàng này từ lâu đã không còn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng như trước đây.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều tiểu thương vẫn sẵn sàng cho các mặt hàng này “đội lốt” hàng Việt.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân cơ bản được Bộ Công Thương đưa ra cho thấy các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng còn đơn giản; các quy định về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện, triệt để đối với nông, thủy sản; pháp luật chưa có quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là sản phẩm Việt Nam…đã khiến vấn nạn nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt tại các chợ dân sinh có “cơ hội” phát triển.

Với việc nông sản ngoại nhập nhèm “đội lốt” thương hiệu Việt xảy ra tràn lan như hiện nay, chị Phạm Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nông sản “đội lốt” hàng Việt chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc, bởi lẽ mặt hàng này từ lâu đã không còn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng như trước đây. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều tiểu thương vẫn sẵn sàng cho các mặt hàng này “đội lốt” hàng Việt.

“Mặc dù lo lắng khi đi chợ mua thực phẩm, tuy nhiên, để phân biệt được đâu là hàng Việt thật sự và đâu là mặt hàng thực phẩm ngoại, kém chất lượng đang được trà trộn thương hiệu Việt, đối với người tiêu dùng như chúng tôi là rất khó. Làm sao để người tiêu dùng thực sự được sử dụng những sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ? Câu trả lời này có lẽ chỉ có các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý thị trường mới có thể giải đáp được”, chị Ngọc Anh nói.

Giải pháp có triệt để?

Nhằm giảm thiểu tình trạng nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp chế tài xử lý tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các giải pháp này đến này vẫn chưa có hiệu quả. Trong đó, việc bán hàng không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ và cũng không cần phải truy xuất nguồn gốc…là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến các cơ quan chức năng khó xử lý. Thậm chí, ngay cả khi “nghi ngờ” hàng bị đội lốt, chúng ta cũng không có đủ căn cứ pháp lý để xử lý và khẳng định đó là hàng Việt Nam hay không.

Để khắc phục tình trạng trên, vừa qua, Bộ Công Thương đã kiến nghị giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản tại Nghị định 43/2017/ NĐ-CP. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện pháp luật Việt Nam đã có các qui định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, các qui định này mới được áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm “của Việt Nam” hay không.

Trước giải pháp trên, cùng với việc diễn biến bất thường của thị trường trong nước, việc đề xuất của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, kiểm tra, rà soát lại các quy định về ghi nhãn hàng hóa…khiến người nhiều tiêu dùng nghi ngại về giải pháp xử lý thực trạng hàng ngoại “đội lốt” nông sản Việt. Về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, điều quan trọng nhất là chuỗi sản xuất, phân phối của chúng ta hiện rất lỏng lẻo, biện pháp phòng vệ thương mại còn rất kém, buôn bán qua đường tiểu ngạch còn diễn ra phổ biến…

“Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về các cơ quan kiểm soát thương mại vùng biên giới như hải quan, biên phòng…tiếp đến là lực lượng quản lý thị trường trong nước. Khi chấn chỉnh được các cơ quan chức năng này, thì giải pháp kiểm soát ghi nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc mới đạt hiệu quả. Khi đó, vấn nạn hàng ngoại “đội lốt” hàng nội mới thực sự được giải quyết”, ông Phú nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

(LĐTĐ) Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về tiến độ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

(LĐTĐ) Các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm nhẹ và đi ngang với mức 2.301 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC bất ngờ lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay, giao dịch ở mức 85.9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 74.8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi Mỹ công bố thêm thông tin về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu khá tích cực.
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

(LĐTĐ) Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng ngày 2/5 dự báo sẽ được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng nhẹ từ 50 - 90 đồng/lít.
Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

(LĐTĐ) Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, trong tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân khiến CPI tăng được cho là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động