Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Hà Nội nhiều tiềm năng phát triển Điện mặt trời mái nhà Điện mặt trời mái nhà: Cần có quy định cụ thể về lắp đặt mô hình phục vụ cho nhu cầu sản xuất Vì sao điện mặt trời mái nhà tự tiêu tự sản dôi dư phát lên lưới điện với giá 0 đồng?

Điện mặt trời mái nhà đang chiếm tỷ trọng lớn

Theo thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), tính đến thời điểm hiện tại, công suất đặt của ĐMTMN ở Việt Nam xấp xỉ là 7660MWAC, chiếm xấp xỉ 9% tổng công suất đặt và chiếm gần 4% sản lượng điện và chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống điện quốc gia. Xét về công suất lắp đặt, nguồn ĐMTMN có tỉ trọng cao hơn nhiều loại hình nguồn điện năng lượng tái tạo khác như điện gió, điện sinh khối. Thậm chí công suất lắp đặt của ĐMTMN còn vượt qua công suất Thủy điện nhỏ và Tua-bin khí là những loại nguồn điện đã từng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam trước đây.

lap-dat-dien-mat-troi-ap-mai-nguoi-dan-co-the-ban-dien-lai-cho-nha-den-2
Phát triển ĐMTMN cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện.

Trong những thời điểm tiềm năng bức xạ tăng cao, công suất ĐMTMN có nguy cơ vượt quá khả năng hấp thụ của lưới điện khu vực.

Việc phát triển ĐMTMN đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng biệt, cần được lưu ý trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao, do nó trực tiếp ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của hệ thống điện.

Theo đánh giá của các chuyên gia, xét ở góc độ những nhà đầu tư ĐMTMN, hẳn nhiên là đều nhìn thấy những ưu điểm của ĐMTMN, trực tiếp nhất là chỉ đầu tư một lần mà sẽ giảm được chi phí mua điện hàng tháng từ Công ty điện lực, bên cạnh đó là việc đóng góp được vào mục tiêu phát triển xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện, do hệ thống điện quốc gia là hệ thống kết nối toàn quốc, được chỉ huy, điều độ, vận hành thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Đảm bảo an toàn với việc vận hành hệ thống điện

Với việc chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống điện quốc gia như hiện nay, theo các chuyên gia, ĐMTMN có những đặc điểm như tính bất định của nguồn ĐMTMN; tính phân tán của nguồn ĐMTMN; chi phí cân bằng công suất của hệ thống điện do ĐMTMN gây ra. Cụ thể, ĐMTMN là nguồn điện phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, do đó chỉ có tác dụng vào những giờ có ánh nắng mặt trời. Vào ban đêm, hay vào những giờ có mây, mưa ban ngày, nguồn điện từ năng lượng mặt trời suy giảm về mức thấp hoặc về 0. Do đó, để ổn định nguồn cung cấp điện, sẽ phải đầu tư các nguồn lưu trữ phù hợp. Ở quy mô nhỏ là các bộ pin lưu trữ (hiện nay giá thành đang giảm nhưng vẫn còn khá cao). Ở quy mô lớn là các nguồn thủy điện tích năng hoặc phải huy động các nguồn điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí) điều chỉnh tăng giảm theo độ khả dụng của nguồn điện mặt trời.

Đối với các hộ gia đình, công xưởng đã đầu tư ĐMTMN thì sẽ thấy tính bất định của ĐMTMN thể hiện rất rõ. Vào những ngày âm u, mưa gió, công suất ĐMTMN giảm hẳn và phải mua điện từ lưới điện. Vào buổi đêm khi nhu cầu sử dụng điện cao thì chắc chắn phải mua điện từ Công ty điện lực nếu như không có phương pháp dự trữ điện. Ngược lại, vào những thời điểm bức xạ mặt trời cao, các nguồn ĐMTMN sẽ phát được công suất cao, có lợi cho các chủ đầu tư ĐMTMN. Tuy vậy, nếu thời điểm này mà công suất sử dụng của toàn hệ thống thấp, sẽ dẫn tới dư thừa, phải cắt giảm công suất phát điện. Đơn vị điều độ hệ thống điện lúc này có hai lựa chọn: Hoặc cắt giảm công suất các nhà máy điện truyền thống, hoặc cắt giảm công suất các nguồn phát năng lượng tái tạo và lựa chọn phổ biến và tất yếu là phải cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo…

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, nguồn ĐMTMN có tính phân tán ở quy mô nhỏ và rất nhỏ. Điều này có lợi vì nguồn điện sẽ ở sát với phụ tải. Lý tưởng nhất là nguồn điện này được sử dụng ngay tại phụ tải và không truyền ra hệ thống. Tuy vậy, với đặc điểm bất định của nguồn ĐMTMN đã nói ở trên, nếu không có hệ thống lưu trữ phù hợp, bản thân ĐMTMN không đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình thông thường dù có đầu tư với công suất bao nhiêu đi chăng nữa. Một hộ gia đình thông thường sẽ có nhu cầu sử dụng điện cả ngày và đêm. Trong đó vào thời điểm ban đêm, khi mặt trời lặn, nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt lại càng lớn. Trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt, kể cả thời gian nắng nóng của mùa hè hay lạnh giá của mùa đông thì càng làm nhu cầu sử dụng điện ban đêm cao hơn.

Tính phân tán của ĐMTMN cũng có nhược điểm. Đó là khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn. Như chúng ta đều biết, hệ thống điện quốc gia là hệ thống được điều độ, chỉ huy tập trung, từ những nguồn điện lớn như thủy điện Sơn La 2400MW cho đến nguồn ĐMTMN chỉ vài chục kWp thì đều được vận hành trong một hệ thống thống nhất. Mỗi một hành động, dù chỉ là bật tắt bóng đèn, cho đến khởi động thiết bị công nghiệp lớn... đều tác động đến cân bằng cung - cầu công suất điện. Để có thể cân bằng công suất hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều độ phải có hệ thống thu thập dữ liệu công suất từ tất cả các nguồn điện.

Đối với ĐMTMN, điều này chỉ có thể thực hiện được với các nguồn ĐMTMN quy mô đủ lớn, như là các nguồn ĐMTMN tại các khu công nghiệp, công xưởng lớn. Còn đối với nguồn ĐMTMN quy mô nhỏ cấp hộ gia đình thì không thể thực hiện được.

Ở góc độ của cơ quan điều độ hệ thống điện và chủ đầu tư của các nhà máy điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí) thì sự phát triển của ĐMTMN lại mang đến nỗi lo lớn về chi phí chung của hệ thống. Chi phí này đến từ nhu cầu sẵn sàng của các nguồn điện truyền thống để đáp ứng tính bất định của các nguồn ĐMTMN. Đơn vị điều độ sẽ phải duy trì một lượng nguồn điện truyền thống vận hành ở trạng thái chờ hoặc công suất thấp liên tục trong các giờ có ĐMTMN. Do đó, phải trả chi phí cho các nguồn điện duy trì ở trạng thái này thay vì trả cho điện năng phát ra…

Từ những đặc điểm nêu trên của ĐMTMN dẫn đến việc phải có sự thận trọng trong quá trình phát triển ĐMTMN để có thể phát huy ưu điểm và giảm thiểu nhược điểm của ĐMTMN. Các nguồn ĐMTMN chỉ nên phát triển ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải. Nếu ồ ạt phát triển ở quy mô lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung - cầu của hệ thống điện, gây ra những phí tổn không cần thiết. Trong khi đó, ĐMTMN phát vào hệ thống không những không phù hợp với tiêu chí “tự sản - tự tiêu” mà còn gây phát sinh chi phí cho vận hành hệ thống điện như đã phân tích trên đây.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

(LĐTĐ) Một ấn phẩm kỳ công, mang giá trị đặc biệt bởi trong từng trang sách đều hàm chứa “tham vọng” lan tỏa từ đội ngũ thực hiện. Có lẽ, sẽ không quá khi “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được đánh giá là cuốn sách “có một không hai”.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/12, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức kỳ họp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Công đoàn quận năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ, góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch kiểm tra giám sát, chương trình công tác ủy ban kiểm tra năm 2025 và thực hiện quy trình về công tác cán bộ.
Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

(LĐTĐ) Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ hợp nhất, không chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ, đồng thời tinh giản biên chế, tạm dừng tuyển dụng công chức, là những điểm đáng chú ý trong phương án sắp xếp bộ máy khối chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm

Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm

(LĐTĐ) Theo nhiều nhà đầu tư, giá nhà ngõ đang ở đỉnh trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, cần tham khảo, so sánh kỹ giá nhà trước khi xuống tiền.
Cảnh giác với tội phạm “tháng củ mật”

Cảnh giác với tội phạm “tháng củ mật”

(LĐTĐ) Tháng cuối năm thường gọi là “tháng củ mật”. Trong tháng này, do công việc bận rộn cùng với sự chủ quan, sơ hở, thiếu ý thức phòng ngừa kẻ gian của người dân và một số cơ sở kinh doanh mà tình trạng trộm cắp, cướp giật tài sản diễn biến phức tạp hơn.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.

Tin khác

Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc 2024

Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc 2024

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 9 - 15/12, Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc 2024 là dịp để các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm hợp đồng, hợp tác đầu tư, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng, mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng
Giá xăng dầu hôm nay (10/12): Giá dầu thế giới quay đầu tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (10/12): Giá dầu thế giới quay đầu tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (10/12), giá dầu thế giới quay đầu tăng hơn 1% do rủi ro địa chính trị và khi Trung Quốc nới lỏng chính sách. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,13 USD/thùng, tăng 1,37%; giá dầu Brent ở mốc 71,91 USD/thùng, tăng 1,11%.
Tỷ giá USD hôm nay (10/12): Đồng USD trở lại mốc 106

Tỷ giá USD hôm nay (10/12): Đồng USD trở lại mốc 106

(LĐTĐ) Hôm nay (10/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 7 đồng, hiện ở mức 24.248 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,10%, đạt mức 106,16.
Giá vàng hôm nay (10/12): Vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (10/12): Vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (10/12): Giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước được duy trì ổn định.
Tăng cường khuyến mại: Cú hích thúc đẩy tiêu dùng nội địa dịp cuối năm

Tăng cường khuyến mại: Cú hích thúc đẩy tiêu dùng nội địa dịp cuối năm

Với mức ưu đãi lên đến 100%, Tháng khuyến mại tập trung Hà Nội 2024 trở thành cú hích quan trọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực để đẩy mạnh doanh số thông qua các biện pháp kích cầu và xúc tiến thương mại.
Giá xăng dầu hôm nay (9/12): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (9/12): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (9/12), giá dầu thế giới giảm mạnh khi dự báo tình trạng dư cung vào năm 2025 tiếp tục được đưa ra, bất chấp quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh về việc hoãn kế hoạch tăng nguồn cung sang tháng 4/2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, giảm 1,61%, giá dầu Brent ở mốc 71,05 USD/thùng, giảm 1,35%.
Dự báo giá vàng tuần tới: Những ý kiến trái chiều của các chuyên gia về giá vàng

Dự báo giá vàng tuần tới: Những ý kiến trái chiều của các chuyên gia về giá vàng

(LĐTĐ) Khảo sát mới nhất của Kitco News cho thấy chuyên gia tiếp tục chia rẽ, tuy nhiên vẫn có nhiều người lạc quan về giá vàng. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng cho rằng vàng là kênh đầu tư hấp dẫn.
Nghiên cứu ứng dụng AI vào giám sát giao dịch chứng khoán

Nghiên cứu ứng dụng AI vào giám sát giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý cần dùng những công cụ hiện đại như công khai về sổ lệnh giao dịch chứng khoán hay ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện được những giao dịch bất thường và làm minh bạch thị trường chứng khoán (TTCK).
Giá xăng dầu hôm nay (8/12): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay (8/12): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (8/12/2024), giá xăng dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, giảm 1,61%, giá dầu Brent ở mốc 71,05 USD/thùng, giảm 1,35%.
Tỷ giá USD hôm nay (8/12): Đồng USD lấy lại đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (8/12): Đồng USD lấy lại đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (8/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 4 đồng, hiện ở mức 24.255 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,22%, đạt mức 105,97.
Xem thêm
Phiên bản di động