Khi nông sản ngoại lấn sân
Không nhãn hiệu, Nông sản Việt mất thị phần ngay trên “sân nhà” |
Ngập tràn rau, củ ngoại
Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tình hình nhập khẩu các mặt hàng rau củ quả về Việt Nam trong tháng 2 vừa qua, cả nước chi cho nhập khẩu mặt hàng này là 67 triệu USD, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 164 triệu USD (khoảng 3.720 tỉ đồng). Theo đó, mỗi ngày người Việt chi khoảng 62 tỉ đồng để nhập khẩu rau củ quả.
Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng đánh giá trong 2 năm trở lại đây, nhập khẩu hoa quả từ Thái Lan về Việt Nam tăng rất mạnh, trong đó có cả những mặt hàng Việt Nam tự sản xuất được. Nguyên nhân là bởi nhiều tập đoàn bán lẻ Thái đã mua lại hai đại siêu thị bán lẻ, bán buôn lớn nhất tại Việt Nam gồm Big C và Metro trong 2 năm 2015 – 2016.
Theo đó, Tổng cục Hải quan cũng đưa ra cảnh báo, đây là thực trạng đáng báo động, gây sức ép không nhỏ đến cán cân xuất nhập khẩu nông sản Việt nói chung và rau củ quả nói riêng. Thực tế này đã làm dấy lên lo ngại, nếu không điều hòa hợp lý thì nhiều loại nông sản Việt có thể quay trở lại hiện trạng nhập siêu.
Hoa quả nhập ngoại đang lấn lướt hàng nội. (Ảnh minh họa) |
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến rau quả Thái Lan nhập khẩu tăng mạnh vào thị trường Việt Nam. Thứ nhất là hoa quả Thái Lan có nhiều chủng loại giống Việt Nam như: xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt... Trong khi đó, nền nông nghiệp Thái Lan tiến bộ, sản xuất chuyên canh lớn nên năng suất, chất lượng cao, hình thức đồng đều hơn các sản phẩm của nước ta. Cùng với đó, từ năm 2015 Việt Nam đã xóa bỏ gần như 100% thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường từ Thái Lan nên hoa quả, bánh kẹo Thái được hưởng lợi từ chính sách này.
Bên cạnh đó, kênh phân phối là các đại siêu thị, giúp thúc đẩy hoa quả Thái vào Việt Nam nhanh hơn, nhiều hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp Thái Lan cũng đẩy mạnh đưa hàng rau quả Thái Lan qua các kênh phân phối lẻ vào các cửa hàng chuyên doanh nên quá trình tiếp cận với người tiêu dùng Việt sẽ thuận lợi hơn.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, hiện nay, nhiều tiểu thương làm ăn không minh bạch như việc lấy hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt... cộng thêm với tâm lý sính ngoại nên dù giá cao còn chất lượng cũng được nhiều người thừa nhận “không hơn hàng nội là mấy” nhưng những sản phẩm này vẫn hút khách. Chính vì thế mà nhiều hoa quả Việt phải "chào thua" trên sân nhà.
Cần những giải pháp kép
Chia sẻ về thói quen mua sắm của mình, chị Cẩm Tú (Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội) cho biết, mình ưa thích hoa quả có nguồn gốc từ Thái Lan bởi ngoài chất lượng tốt, giá cả hàng Thái Lan cũng rất phải chăng. Đặc biệt, khi tìm mua những sản phẩm qua kênh phân phối này (siêu thị, cửa hàng chuyên doanh...), người tiêu dùng có nhiều cơ hội mua sản phẩm chất lượng tốt với giá khuyến mại.
Ví dụ như mãng cầu Đài Loan, Thái có giá “gốc” gần 500.000 đồng/kg nhưng có những chương trình khuyến mại cuối tuần, giá giảm chỉ còn gần 200 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, mãng cầu Việt đang được bán ở mức 60.000 – 80.000 đồng/kg. Một loại trái cây khá gần gũi với người Việt là thanh long có giá từ 20.000-30.000 đồng/kg loại ruột trắng và khoảng 55.000 đồng/kg loại ruột đỏ, còn thanh long nhập khẩu từ Malaysia, Thái nếu có chương trình khuyến mại cũng chỉ hơn 100.000 đồng/kg... Tuy nhiên, chị Tú cũng cho biết thêm, nếu hoa quả trong nước vào chính vụ, chị vẫn sẵn sàng ưu tiên hàng nội bởi sự tươi ngon cũng như giá thành hợp lý.
Trước thực trạng trên, Th.s Nguyễn Thị Hiền – Giảng viên Đại học Nông nghiệp nhận định, để tăng cường cạnh tranh cũng như tiêu thụ nông sản Việt Nam cần nhiều giải pháp tăng năng suất như xây dựng các tiêu chuẩn về nông nghiệp chất lượng, an toàn; Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống quy tắc đạo đức kinh doanh, quy định trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần thúc đẩy hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy liên kết đầu tư, kinh doanh và tận dụng các cơ hội khác...
Đặc biệt, Th.s Nguyễn Thị Hiền cũng cho rằng, để lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng, cần áp dụng và phổ biến rộng rãi những ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu sản suất và quản lý nông sản. “Ví dụ như bằng các thiết bị cảm biến không dây, camera giám sát,… toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng sẽ được nông dân ghi lại tạo thành một nguồn dữ liệu. Mọi thông tin giữa doanh nghiệp và người sản xuất luôn được truyền tải chính xác và kịp thời, hiệu quả cao. Trên cơ sở đó phát triển công nghệ truy xuất nguồn gốc ghi nhận lịch sử quá trình trồng trọt và thu hoạch như: giống, ngày trồng, ngày tưới, ngày phun thuốc trừ sâu, liều lượng thuốc…” – Th.s Nguyễn Thị Hiền nói.
Đồng thời, chúng ta không thực thi chế độ bảo hộ, song để bảo vệ hàng hóa trong nước, trong đó có hàng nông sản, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nông sản Việt như các chuyên gia đề cập, điều quan trọng các cơ quan chuyên môn cũng cần phải xây dựng hàng rào kỹ thuật (tiêu chí, tiêu chuẩn… nông sản nhập vào Việt Nam) theo đúng phụ lục của WTO. Cũng theo các chuyên gia, kể từ khi gia nhập WTO chúng ta rất hiếm xây dựng hàng rào kỹ thuật cho hàng hóa nước ngoài, trong khi hàng hóa Việt Nam thì bị các quốc gia khác xây dựng hàng rào kỹ thuật rất nhiều.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01