Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

(LĐTĐ) Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, trong tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân khiến CPI tăng được cho là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong mức tăng 0,07% của CPI tháng 4/2024 so với tháng 3/2024, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng cao nhất với 1,95% (làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm). Nhóm này có mức tăng cao chủ yếu do giá xăng trong nước tăng 4,78%; giá dầu diezen tăng 2,01% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu
Giá xăng dầu tăng giảm liên tục đã ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4/2024. (Ảnh: Đ.Đ)

Bên cạnh đó, phí học bằng lái xe tăng 0,26%; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,47%; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,09% do nhu cầu cao. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 10,42%; đường thủy tăng 0,06%; đường bộ tăng 0,13%; xe buýt tăng 0,21% và taxi tăng 0,56% do giá xăng dầu tăng. Riêng giá xe ô tô mới giảm 0,24%; dịch vụ thuê ô tô, xe máy tự lái giảm 0,1%; dịch vụ giao nhận hành lý giảm 0,03%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao thứ 2, tăng 0,92% do thời tiết giao mùa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, số ca viêm phổi, thủy đậu, tay chân miệng tăng nhanh nên người dân có nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch.

Trong đó, giá nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 0,19%; nhóm thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn cảm tăng 0,13%; nhóm thuốc tim mạch và một số mặt hàng khác tăng 0,07%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,27% chủ yếu do tăng giá các mặt hàng đồ dùng cá nhân (tăng 0,6%). Trong đó, giá đồ trang sức tăng 5,4% theo giá vàng trong nước; dịch vụ sửa chữa đồng hồ đeo tay, đồ trang sức tăng 0,42%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,52%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,12%...

Trong tháng 4, yếu tố đáng quan tâm, trong 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, có nhóm giáo dục giảm tới 2,93% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 3,32% .

Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Cũng theo số liệu công bố, lạm phát cơ bản tháng 4/2024 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 2,79% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,93%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì quan tâm sức khoẻ của đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì quan tâm sức khoẻ của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sức khỏe là điều quý giá, là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Có đủ sức khỏe mới có thể lao động, công tác và làm việc tốt góp phần nâng cao hiệu quả công tác, năng suất lao động. Chính vì vậy, các cán bộ Công đoàn huyện Thanh Trì rất quan tâm chăm lo đến các vấn đề sức khỏe của đoàn viên, người lao động.
20 đội bóng tham gia Giải bóng đá Nam Thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương

20 đội bóng tham gia Giải bóng đá Nam Thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Thông qua Giải Bóng đá Nam Thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô - năm 2024, Ban Tổ chức mong muốn tiếp lửa cho tình yêu, niềm đam mê bóng đá trong đội ngũ công nhân trẻ; đồng thời phát động phong trào tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thanh niên công nhân.
Đồng Nai: Đã tìm ra “thủ phạm” khiến suối Mã Đà bị ô nhiễm

Đồng Nai: Đã tìm ra “thủ phạm” khiến suối Mã Đà bị ô nhiễm

(LĐTĐ) Ngày 17/6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai cho biết, đã tìm ra “thủ phạm” khiến nguồn nước trên suối Mã Đà (đoạn thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) bị ô nhiễm nặng.
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Cân nhắc kỹ để tránh bị thiệt thòi

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Cân nhắc kỹ để tránh bị thiệt thòi

(LĐTĐ) Khi rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ bị mất các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm y tế, lương hưu, chế độ tử tuất, mai táng phí… Tuy vậy, tại nhiều buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần cũng là câu hỏi thường xuyên được người lao động đặt ra.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.

Tin khác

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

(LĐTĐ) Mới đây Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định công nhận 26 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Khai mạc Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Khai mạc Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Ngày 16/5, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII, năm 2024.
Bình Dương: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11 tỷ USD

(LĐTĐ) Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 4,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm 44,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Chậm nhất ngày 17/5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng

Tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Phiên đấu thầu vàng miếng tiếp theo sẽ diễn ra vào 9h30 sáng nay (16/5) tại Cục Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Nhiều ngân hàng rao bán xe sang

Nhiều ngân hàng rao bán xe sang

(LĐTĐ) Nhiều ngân hàng rao bán xe ô tô từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng. Thậm chí, có xe sang rao bán nhiều lần và giảm giá vẫn “ế”.
Hà Nội tổ chức Tuần lễ quảng bá nông sản cao cấp

Hà Nội tổ chức Tuần lễ quảng bá nông sản cao cấp

(LĐTĐ) Tuần lễ quảng bá nông sản cao cấp dự kiến diễn ra từ ngày 17 - 20/5/2024 tại thị xã Sơn Tây. Chương trình nhằm mục tiêu kết nối nông dân, doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền, thân thiện môi trường và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Kiểm soát thị trường vàng, dễ hay khó?

Kiểm soát thị trường vàng, dễ hay khó?

(LĐTĐ) Liên tiếp trong 3 tháng qua, Chính phủ đã có 4 công điện, văn bản chỉ đạo bình ổn giá vàng, lần mới nhất là ngày 11/5. Các văn bản ra đời trong bối cảnh thị trường vàng nhốn nháo, giá tăng liên tục, kéo giãn rộng giá vàng trong nước và thế giới, trở thành kênh đầu cơ, trục lợi, tạo nên bất ổn cho nền kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động