Khơi thông phát triển kết cấu hạ tầng từ quy định về hợp tác công tư

(LĐTĐ) Các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao) thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ giúp Hà Nội huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công đối với nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ những nét riêng có của văn hóa Thủ đô Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Bệ phóng” giúp giao thông Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Huy động nguồn lực xã hội từ phương thức nhượng quyền kinh doanh

Điều 40 Chương IV của Dự thảo quy định, Hợp đồng BT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà đầu tư được thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều này.

Thời gian qua đã xuất hiện mô hình đầu tư theo hình thức “đổi đất lấy hạ tầng”, một dạng đầu tư theo hình thức BT. Mô hình “đổi đất lấy hạ tầng” là hình thức mà doanh nghiệp tự bỏ vốn để đầu tư vào làm hạ tầng cơ sở cho địa phương, bù lại địa phương sẽ “trả” cho doanh nghiệp bằng đất đai để doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thành phố Hà Nội được thực hiện hình thức hợp đồng BT đối với các dự án đầu tư có quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường; hạ tầng kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi.

Theo đó, thành phố Hà Nội được quyết định thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT thanh toán bằng vốn đầu tư công hoặc tài sản công, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT thanh toán bằng vốn đầu tư công chỉ thực hiện trong trường hợp không có cơ quan, tổ chức đủ năng lực để thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công hoặc việc thực hiện dự án theo hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công có hiệu quả hơn việc thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT được thực hiện như đối với dự án PPP theo pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BT được thực hiện sau khi thiết kế cơ sở được phê duyệt;

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý dự án, chi phí đầu tư, chất lượng xây dựng công trình, dự án theo hợp đồng BT được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định sử dụng quỹ đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội để thanh toán cho nhà đầu tư dự án xây dựng công trình.

Khơi thông phát triển kết cấu hạ tầng từ quy định về hợp tác công tư
Dự án chỉ được quyết định chủ trương đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. (Ảnh minh họa)

Quỹ đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất, chỉ thực hiện với điều kiện tài sản công đó sẽ được đấu giá theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công. Trường hợp nhà đầu tư không trúng đấu giá thì sẽ được thanh toán bằng tiền thu được từ đấu giá tài sản công đó; trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá thì nhà đầu tư sẽ được thanh toán bằng tài sản công đó, đồng thời nhà đầu tư có nghĩa vụ trả phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp đồng BT và giá trúng đấu giá.

Trường hợp việc đấu giá không thành theo pháp luật đấu giá thì nhà đầu tư sẽ được thanh toán bằng tài sản công đó. Việc thanh toán thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản thanh toán và được xác định như sau: giá trị của tài sản công được xác định theo giá thị trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán; giá trị của dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định sử dụng vốn ngân sách Thành phố, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, dự toán ngân sách hằng năm và bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của Thành phố để thanh toán cho nhà đầu tư sau khi công trình hoặc hạng mục công trình vận hành độc lập được hoàn thành nghiệm thu, kiểm toán căn cứ giá trị, tiến độ quy định trong hợp đồng BT và giám sát việc thực hiện.

Thành phố được đấu giá quyền sử dụng đất, mặt nước, không gian ngầm, khoảng không và các tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật và được sử dụng nguồn lực từ đấu giá để chi trả cho dự án BT.

Đối với hợp đồng BT thanh toán bằng vốn đầu tư công, dự án chỉ được quyết định chủ trương đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Tổng mức đầu tư của dự án BT được xác định như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công về xây dựng; chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng và lợi nhuận hợp lý được tính vào tổng mức đầu tư dự án.

Việc sử dụng quỹ đất, nhà và tài sản gắn liền với đất để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT chỉ được thực hiện sau khi đấu giá theo quy định. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính của nhà đầu tư thực hiện dự án BT. Chính phủ quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, thời điểm thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT.

Khơi thông phát triển kết cấu hạ tầng từ quy định về hợp tác công tư

Hình thức BT sẽ giúp Hà Nội giảm áp lực về vốn đầu tư công đối với nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. (Ảnh minh họa)

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việc sửa đổi Luật phải bám sát các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô…

Về việc thực hiện hình thức hợp đồng theo phương BT, ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ làm rõ giải pháp khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện hợp đồng BT, đặc biệt là việc áp dụng phương thức thanh toán bằng tiền, tài sản công, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện không để xảy ra sơ hở dẫn đến lợi dụng, gây thất thoát ngân sách nhà nước; làm rõ chủ thể có thẩm quyền xác định việc thực hiện dự án theo hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công có hiệu quả hơn việc thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của dự thảo Luật - cụ thể là Hội đồng nhân dân hay Uỷ ban nhân dân Thành phố.

Các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Khi Luật PPP có hiệu lực, thành phố Hà Nội đã thông báo dừng triển khai 82 dự án đầu tư theo hợp đồng BT. Các dự án này chủ yếu là các dự án xây dựng đường giao thông, hệ thống xử lý rác thải, xử lý và tiêu thoát nước thải, cải tạo sông, rạch…

Nếu các dự án này sớm được thực hiện theo hợp đồng BT thì sẽ có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô; đồng thời, huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có yêu cầu triển khai sớm nhưng chưa thu xếp được nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động