Khi học sinh được giảm áp lực thi

(LĐTĐ) Việc chỉ thi 3 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2022-2023 đã làm giảm phần nào sự căng thẳng, lo lắng cho giáo viên, học sinh và phụ huynh khi mà kỳ thi này năm nào cũng là kỳ tuyển sinh khốc liệt với chỉ có trên 60% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập.
Nhiều lựa chọn cho học sinh vào lớp 10 Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 Trung học phổ thông chuyên

Thở phào nhẹ nhõm

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 715/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội về phương án tuyển sinh lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2022-2023. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý phương thức tuyển sinh là thi tuyển với 3 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc 2 thí sinh liền kể không trùng mā đề, thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Khi học sinh được giảm áp lực thi
Học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022 tại Hà Nội. Ảnh: T.P

Cùng với việc chỉ thi 3 môn, nội dung của đề thi cũng được giảm tải. Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình Trung học cơ sở (THCS) hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Có thể nói, quyết định này của Thành phố khiến giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh thở phào. Bởi học sinh khối 9 năm nay có đặc thù là 3 năm liền đều có thời gian học trực tuyến, trong đó năm học 2021-2022, thầy trò chủ yếu dạy và học qua hình thức online, chỉ có thời gian rất ít được học trực tiếp. Điều này dẫn đến chất lượng khó đảm bảo như các khóa học sinh trước.

Đặc biệt, từ giữa năm 2021 đến đầu năm 2022, dịch bệnh Covid -19 lan rộng trong cộng đồng, số giáo viên, học sinh là F0 chiếm số lượng khá lớn. Mặt khác học sinh ở vùng dịch mức độ 3, 4 (theo đánh giá của Thành phố) đều phải học trực tuyến. Việc phải chuyển liên tục giữa hai hình thức online - offline dẫn đến học sinh khó tập trung học tập, giáo viên không thể kiểm soát đến từng em. Chưa kể các em còn bị ảnh hưởng nặng nề về thể chất và tâm lý do dịch bệnh. Dù chương trình đã được giảm tải nhiều, chỉ giữ lại nội dung cốt lõi nhưng vấn đề chất lượng dạy và học vẫn khiến thầy cô, phụ huynh, học sinh trăn trở, lo lắng.

“Trước đó, gia đình tôi mất ăn, mất ngủ vì con thì bị Covid -19 mà kỳ thi ngày càng đến gần, nhất là khi chưa rõ phương án thi 3 môn hay 4 môn. Tình trạng cô trò kết nối qua máy tính triền miên ảnh hưởng không chỉ thể chất, tinh thần mà còn chất lượng học tập. Rất may, Thành phố đã quyết định chỉ thi 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Điều này khiến gia đình tôi hết sức vui mừng. Tôi cảm ơn lãnh đạo Thành phố đã thấu hiểu, chia sẻ với những lo lắng của phụ huynh” - chị Phạm Thị Huyền (một phụ huynh ở quận Cầu Giấy) bày tỏ.

Em Trần Nguyễn Thái An (học sinh lớp 9 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Theo em, quyết định chỉ thi 3 môn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên là hoàn toàn hợp lý. Hiện giờ, chúng em đã vững tin hơn cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, sẽ dành nhiều thời gian để ôn tập 3 môn như thông báo”.

Lên kế hoạch ôn tập hợp lý

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, cô hoàn toàn đồng tình với việc chỉ thi 3 môn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm nay. Điều này góp phần giảm áp lực cho cả học sinh lẫn nhà trường. Tuy nhiên, cô Lan cũng lưu ý, học sinh lớp 9 không nên chủ quan. Để chắc chắn đỗ được vào trường như mong muốn thì bản thân học sinh phải tự nỗ lực học tập hơn nữa thay vì chủ quan nghĩ rằng kỳ thi sẽ diễn ra nhẹ nhàng.

Năm học 2021-2022, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS (tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020-2021). Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, khoảng 60% số học sinh tuyển vào các trường THPT công lập, 21% số học sinh tuyển vào trường THPT tư thục, 10% số học sinh tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và khoảng 9% số học sinh tham gia học nghề.

Như vậy, năm học 2022-2023, dự kiến các trường THPT tuyển vào lớp 10 khoảng 104.000 học sinh (trong đó các trường công lập tuyển khoảng 77.000 học sinh, các trường tư thục tuyển khoảng 27.000 học sinh), tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khoảng 12.900 học sinh và tuyển vào các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp khoảng 12.100 học sinh.

Được biết, bắt đầu từ thứ Hai (14/3), học sinh lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố bước vào tuần 26 của chương trình năm học 2021-2022. Theo phân phối, khoảng tuần 35 sẽ kết thúc năm học. Như vậy, học sinh lớp 9 đang học được nửa học kỳ 2. Hiện tại, vừa không bỏ qua, xao nhãng các môn học còn lại, vừa chú trọng học và ôn tập 3 môn thi vào lớp 10 trở thành mục tiêu của các trường khi áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 9.

Chẳng hạn, tại Trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa), bên cạnh việc dạy kiến thức cơ bản, giáo viên các lớp đang tích cực cho học sinh luyện các dạng đề thi vào lớp 10. Với những học sinh chưa nắm chắc kiến thức, giáo viên sẽ giao bài theo ngày, theo tuần để các em học thêm trên truyền hình, youtube... Giáo viên có thể kiểm tra bài trực tiếp trên lớp hoặc chia nhóm kiểm tra online. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức cho học sinh ôn tập theo từng chặng đường và tổ chức làm bài thi thử 2 tuần một lần có chấm và rút kinh nghiệm.

Hay như tại Trường THCS Phan Chu Trinh (quận Ba Đình), việc ôn thi cho học sinh lớp 9 diễn ra từ đầu năm. Dù dạy trực tuyến hay trực tiếp, kế hoạch chương trình vẫn được đảm bảo đúng tiến độ. Nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch học đến đâu ôn tập củng cố kiến thức đến đó. Hiện tại, giáo viên các lớp đang tranh thủ thời gian học trực tiếp để phân loại và triển khai bồi dưỡng thêm cho học sinh. Khi phân loại được học sinh, các thầy cô sẽ lập thành nhóm, bồi dưỡng vào thời điểm thích hợp theo kế hoạch của toàn trường và phối hợp cùng phụ huynh để bổ trợ kiến thức cho học sinh…

Còn tại Trường THCS Chu Văn An (quận Long Biên), trong quá trình dạy học, nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ - 3 môn chắc chắn có trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cho học sinh lớp 9. Cùng đó, để việc ôn tập hiệu quả, nhà trường cũng phân loại học sinh theo năng lực để có giải pháp hỗ trợ các em phù hợp. Mỗi phân môn đều đưa ra chiến lược để giúp học sinh có kiến thức vững vàng khi đi thi và có giải pháp để kéo gần khoảng cách giữa các học sinh.

Theo dự kiến, lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2022-2023 sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 20/6. Với việc giảm môn thi chắc chắn học sinh cũng được giảm phần nào áp lực thi cử vốn quá nặng nề thời gian qua./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguy hại từ việc lộ lọt thông tin cá nhân

Nguy hại từ việc lộ lọt thông tin cá nhân

(LĐTĐ) Vài tháng trở lại đây, nhiều phụ huynh tại TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận liên tục nhận được các cuộc gọi của người tự xưng là “thầy ...
Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?

Thị trường ô tô: Cạnh tranh mạnh, khách hàng có được lợi?

(LĐTĐ) Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40%, tiếp ...
Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn

(LĐTĐ) Theo dự báo, từ cuối tháng 3/2023, có khả năng nắng nóng cục bộ xuất hiện ở khu Tây Bắc Bắc bộ, vùng núi phía Tây thuộc Bắc Trung bộ ...
Tuyên dương 12 gương điển hình, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm của Công an Thủ đô

Tuyên dương 12 gương điển hình, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm của Công an Thủ đô

(LĐTĐ) 12 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2022, là những điển hình tận tụy, sáng tạo trong công tác; mưu trí, dũng cảm trong ...
Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, công tác truyền thông chính sách cần được chú trọng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong toàn hệ thống cơ ...
Từ 15h ngày 21/3, giá xăng giảm mạnh gần 800 đồng/lít

Từ 15h ngày 21/3, giá xăng giảm mạnh gần 800 đồng/lít

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 21/3, mỗi lít xăng RON 95-III giảm 780 đồng, xăng E5 RON 92 giảm 784 đồng, các mặt hàng dầu cũng giảm 800-1.253 đồng.
Lấn chiếm vỉa hè kinh doanh và "đậu" cả ô tô, nhìn từ một tuyến phố quận Cầu Giấy

Lấn chiếm vỉa hè kinh doanh và "đậu" cả ô tô, nhìn từ một tuyến phố quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Mặc dù các cấp chính quyền đang đẩy mạnh "chiến dịch" thiết lập trật tự đô thị, trọng tâm là "hè thông, đường thoáng" để dành lối cho người đi ...

Tin khác

Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát

Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát

(LĐTĐ) Để giúp học sinh tập dượt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát đối với học sinh lớp 12 THPT và học viên lớp 12 học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trên toàn Thành phố vào ngày 7 - 8/4.
TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có văn bản yêu cầu các trường rà soát, chấn chỉnh hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá cho học sinh, trong đó yêu cầu không tổ chức cho học sinh tiểu học đi trải nghiệm bên ngoài Thành phố.
TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Ngày 18/3, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để lấy ý kiến xã hội là trong số các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc.
TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục có buổi làm việc với một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

(LĐTĐ) Việc bảo mật thông tin học sinh và phụ huynh rất được các trường coi trọng. Do đó, nếu các trường đề cao cảnh giác, làm tốt khâu bảo mật thì hoàn toàn có thể phòng ngừa trường hợp lộ lọt thông tin.
TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú

TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự kiến sẽ thực hiện thí điểm tuyển sinh đầu cấp lớp 1 và lớp 6 không phân tuyến như các năm trước mà bố trí chỗ học dựa vào nơi cư trú thực tế của học sinh.
Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

(LĐTĐ) Các đơn vị, nhà trường cần khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 16/3, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có buổi giám sát về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Giáo dục giới tính để định hình tương lai

Giáo dục giới tính để định hình tương lai

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, dư luận không khỏi giật mình, lo lắng, xót xa khi báo chí đưa tin về trường hợp một bé gái sinh con ở Phú Thọ khi mới 11 tuổi, hay nữ sinh lớp 7 ở Bắc Giang tự sinh con trong nhà tắm mà không ai biết… Điều này đã cho thấy những “lỗ hổng” trong giáo dục giới tính hiện nay. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, việc giáo dục giới tính cho trẻ là đòi hỏi khách quan nhằm giúp các em có khả năng tự bảo vệ mình.
Xem thêm
Phiên bản di động