Khi dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Không phải chuyên gia kinh tế, nhưng có ai hỏi tôi, ở thời điểm hiện tại thị trường gì đang nóng nhất? Tôi có thể trả lời ngay: Bất động sản! Không chỉ tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng mà ở bất kỳ vùng quê nào trên địa bàn cả nước, hễ nghe tin ở đó có dự án, hoặc chuẩn bị quy hoạch… là giá đất “sốt” xình xịch! Người dân đua nhau tìm mua để đầu cơ.
Những gam màu xám của thị trường bất động sản năm 2020 Bất động sản: Giao dịch giảm, vì sao giá vẫn tăng? Cơ hội nào cho thị trường bất động sản hậu Covid-19
Khi dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản
Ảnh minh họa: NC

Hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và thiết lập nền kinh tế thị trường, đất đai vì thế đã trở thành hàng hóa đặc biệt. Không chỉ giới đầu tư, đầu cơ mà ngay trong nhân dân cũng thường trực câu nói: “Người sinh ra chứ đất có sinh ra được đâu”.

Dân số tăng nhanh, đất đai trở nên ngày một khan hiếm, nên giá đất (bất động sản) cũng liên tục tăng cao. Việc giá đất tăng dần đều xét góc độ vĩ mô là chuyện bình thường, nó phản ánh đúng quy luật phát triển của nền kinh tế. Còn khi giá bất động sản bị đẩy lên thành “cơn sốt” lại là câu chuyện đáng bàn, xét góc độ tổng thể của nền kinh tế là hoàn toàn không tốt.

Đối với các nhà đầu tư, họ có tiền họ đầu tư bất kỳ lĩnh vực gì mà pháp luật cho phép và không cấm, miễn là nảy sinh lợi nhuận. Xét thời điểm hiện tại, do hệ lụy của đại dịch Covid-19, lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục giảm sâu suốt 2 năm qua, cạnh đó thị trường vàng cũng bấp bênh, thị trường chứng khoán do đa số cộng đồng doanh nghiệp làm ăn khó khăn… khiến những người có tiền, các nhà đầu tư không mặn mà với 3 thị trường trên, đành rút vốn “găm” vào bất động sản, một kênh được cho là an toàn. Với nhà đầu tư tài chính dồi dào, họ rót vốn vào bất động sản vì mục đích an toàn vốn, trước khi tính đến yếu tố lợi nhuận. Với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, rót vào bất động sản để mục đích lướt sóng (đầu tư ngắn hạn) chốt lời.

Hệ lụy này dẫn tới tình cảnh giá bất động sản liên tục lên cơn sốt. Ai có tiền nhàn rỗi là đầu tư vào kênh bất động sản. “Trăm hoa đua nở”, “đầu tư theo phong trào”, hễ ở đâu trên mảnh đất hình chữ S này, từ đô thị đến nông thôn có các dự án: Du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp là các nhà đầu tư (to-nhỏ) đổ về… đất đai vì thế càng lên cơn sốt.

Chẳng thế, theo nhận định Hội môi giới bất động sản Việt Nam: “Chỉ sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản đã sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Một số khu vực, đất tăng giá 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đi đầu tư”.

Như đã đề cập, đưa dòng tiền vào đâu là quyền của nhà đầu tư. Vì mấu chốt cuối cùng là lợi nhuận và chấp nhận rủi ro. Song xét trên bình diện kinh tế, việc nguồn vốn ồ ạt đầu tư vào bất động sản không chỉ dẫn đến khả năng “bong bóng” về tài chính mà nền kinh tế sẽ mất đi nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển.

Theo lý thuyết kinh tế học, một nền kinh tế phát triển lành mạnh, khi dòng tiền từ túi của người dân chảy qua 2 kênh chính: Ngân hàng và chứng khoán để đến tay cộng đồng doanh nghiệp phục vụ việc mở mang, sản xuất, kinh doanh. Rồi chính từ dòng tiền đó của doanh nghiệp lại quay trở lại vào túi người dân, nhà đầu tư.

Nói một cách ngắn gọn dòng tiền đầu tư được chảy vào nền kinh tế ở tầm trung và dài hạn. Còn khi một lượng vốn cực lớn được chảy vào bất động sản, thì khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát dẫn đến doanh nghiệp sẽ khát vốn, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng lây.

Có thể nhiều nhà đầu tư (trường vốn) sẽ tiếp tục nhanh chóng giàu lên từ bất động sản; và cũng có thể những nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư qua kênh huy động vốn, vay vốn ngân hàng) trong thời điểm ngắn hạn cũng sẽ chốt lời.

Nhưng nhìn vào đại cục, dòng tiền lợi nhuận từ bất động sản chỉ chảy vào túi cá nhân, không giúp cho nền kinh tế có thêm động lực tăng trưởng.

L. Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động