Khát vọng tỏa sáng thủ công mỹ nghệ Việt
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ và các sản phẩm OCOP Phát huy ý tưởng sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ |
Điêu luyện từ “nuôi hổ” đến “trăn trâu”
Đến với không gian nghệ thuật của anh Nguyễn Tấn Phát, chúng tôi được nghe những tiếng đục đẽo rộn ràng, đó chính là âm thanh của niềm đam mê sáng tạo của người nghệ nhân sinh năm 1983 này.
Sáng tác nghệ thuật từ chất liệu gỗ mít và sơn mài, nghệ nhân Phát được nhiều người biết đến vào năm 2021 nhờ bộ sưu tập 1.010 con trâu chào đón Xuân Tân Sửu. Những ngày gần đây, anh đang hoàn thiện nốt phần còn lại của bộ sưu tập 2.022 “Con hổ độc bản chào đón năm Nhâm Dần”.
Giám đốc Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Hoàn đón nhận bức tranh sơn dầu vẽ Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại phòng trưng bày nghệ thuật của anh Nguyễn Tấn Phát. |
Hơn 1.000 bức tượng hổ được anh Phát trưng bày tại Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) là những tác phẩm riêng biệt, được làm nên bởi đôi bàn tay tài tình cùng óc sáng tạo tâm huyết của người nghệ sĩ. Những tác phẩm về hổ của nghệ nhân Phát đều có nhiều nét phá cách.
Anh sử dụng chính những chất liệu của quê hương để lột tả tinh thần của các tác phẩm. Từ những tác phẩm hổ trên gỗ mít đã cho thấy sự quyết tâm sáng tạo, 2.022 mẫu hổ, không con nào giống con nào cùng những giá trị văn hoá mang tính chất vùng miền đã mang đến một giá trị riêng biệt. Mới lạ, bộ sưu tập này còn sử dụng thêm đá ong - một loại chất liệu bản địa đặc trưng tại Sơn Tây.
Chia sẻ về bộ sưu tập hổ của mình, nghệ nhân trẻ cho biết: “Hình tượng hổ khiến tôi rất ấn tượng và yêu thích bởi sự mạnh mẽ và độc lập. Tuy nhiên, đây lại là chủ đề hóc búa với lĩnh vực mỹ thuật bởi Chúa sơn lâm khó tạo hình hơn bất kì con vật khác. Nếu làm không khéo thì dễ bị nhầm lẫn sang con mèo hoặc con chó".
Anh Phát tâm sự, khó khăn khi bắt tay vào làm bộ sưu tập là về mặt tư duy, nhất là giá trị vô hình. Hình tượng hổ vốn có cảm giác hung dữ, nay phải điều chỉnh sao cho hiền hòa, đáng yêu, nhằm thay đổi cái nhìn của con người về loài động vật này.
Cùng sáng tạo trên chất liệu gỗ mít và sơn mài, bộ sưu tập 1.010 chú trâu của anh Phát cũng là những sản phẩm thủ công hoàn toàn, mỗi chú một “phiên bản” độc nhất vô nhị. Để cho ra được nét gần gũi, gắn bó với đời sống người Việt, anh đã mất rất nhiều công sức tạo hình, làm ngày, làm đêm, tỉ mỉ từng con một.
“Từ bao đời nay, con trâu là đầu cơ nghiệp và cũng là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Bởi thế, năm Tân Sửu, tôi muốn gửi gắm tất cả tình yêu, đam mê của mình vào 1010 chú trâu đa sắc màu”, nghệ nhân Phát nói.
Điển hình trong bộ sưu tập có chú “Trâu thực” thuần nông với đôi sừng khỏe mạnh, “Trâu cổng làng” mang vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của tạo hình mái đình, cổng làng, gắn với bóng dáng làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó, tác phẩm mà anh Phát tâm đắc là chú “Trâu hóa rồng” mang hy vọng trong năm Tân Sửu vượt qua được tất cả những khó khăn, thách thức mà bối cảnh của dịch bệnh gây ra.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tại studio nhỏ của anh ở Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây (Hà Nội). |
Chia sẻ với chúng tôi, anh Phát cho hay, ý tưởng tạo ra bộ sưu tập 1.010 tượng trâu sơn mài khắc hoa văn cổ Việt Nam được thực hiện sau khi tác phẩm “Trâu hoa Lạc Việt” đạt giải cao nhất nhóm sơn mài, trong Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020. Đặc biệt, 1.010 tượng trâu ra đời đúng dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
“Trâu phố nghe thì thật không ăn nhập, nhưng tôi đã làm nên hình ảnh con trâu đặc trưng của nền nông nghiệp mang trên mình dáng dấp của phố cổ. Đó là mái nhà phố trên lưng trâu, các ô cửa, cổng ô quan chưởng, tháp rùa, Nhà thờ lớn, cầu Long Biên. Tôi dành tình yêu cho Hà Nội và muốn mang các tác phẩm đó đến với công chúng yêu nghệ thuật”, anh Phát nói.
Nghệ nhân Phát vốn biết sử dụng các trường phái điêu khắc khác nhau như hiện thực, trừu tượng và biểu hiện. Cùng với nhiều năm miệt mài với nghề, mỗi tác phẩm anh làm đều có những đường nét, hoa văn, màu sắc, kích thước khác biệt và mang khí chất, thông điệp riêng.
Được biết, một tác phẩm độc bản về trâu và hổ, anh Phát phải sáng tác trong vài ngày, hoặc thậm chí là cả tháng mới xong. Trải qua hàng chục công đoạn công phu, từ lên ý tưởng, đến đục, đẽo, tạo dáng cho khối gỗ, rồi phủ lên nhiều lớp sơn, đánh bóng, khảm trai… cho đến khi có một tác phẩm hoàn chỉnh.
Khát vọng gìn giữ văn hóa truyền thống
Trong cuộc sống hiện đại, các tác phẩm nghệ thuật đang dần trở nên dập khuôn, khô khan và chạy theo lợi nhuận, nhưng đâu đó vẫn còn những nghệ nhân trẻ giống anh Phát vẫn đang không ngừng học hỏi, sáng tạo để làm sống động nền mỹ thuật của dân tộc.
Chính vì vậy mà các tác phẩm của người nghệ nhân này luôn thể hiện sức sáng tạo, sức lao động, cũng như tôn vinh nghề thủ công truyền thống. Không dừng lại ở đó, mỗi tác phẩm của nghệ nhân 8x còn chuyển tải văn hóa Việt, câu chuyện Việt vào từng sản phẩm sáng tạo, để đưa nghệ thuật Việt Nam, văn hóa Việt Nam tới bạn bè và du khách trên khắp thế giới.
Dù có được thành công từ những bộ sưu tập đã có, nhưng anh Phát vẫn luôn trăn trở về việc làm sao để thế hệ trẻ biết đến và trân trọng nét nghệ thuật độc đáo của dân tộc mình. Vì điêu khắc, sơn mài hay sơn dầu vốn cần người nghệ sĩ có đam mê, sự khéo léo, tỉ mỉ và phải nghiêm túc theo đuổi với nghề.
Không gian trưng bày nghệ thuật về "2.022 Con hổ độc bản chào đón năm Nhâm Dần” và "1.010 con trâu chào đón xuân Tân Sửu" của anh Nguyễn Tấn Phát tại Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây). |
Trong thời gian sáng tác điêu khắc, hội họa, anh Phát đã liên tục tìm tòi, sáng tạo để nâng cao tay nghề cũng như thay đổi tư duy của bản thân về cách sáng tạo.
Xuất phát từ tình yêu quê hương Sơn Tây, Hà Nội, năm 2021, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cùng các tác phẩm sơn mài: Ký ức Cố Đô xưa, Khối tràm chuông kêu, Châu hoa Lạc Việt, Ngựa thành xưa đã gặt hái được nhiều giải thưởng quý giá. Nghệ nhân này còn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình Khuyến công Thành phố.
Mới đây, anh tiếp tục được Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận công lao đã có đóng góp hiện vật tranh sơn dầu về Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho phòng trưng bày của Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhờ đó mà anh Phát cũng trở thành nghệ nhân trẻ tuổi nhất mảnh đất Sơn Tây được ghi nhận sự cống hiến quý báu này.
Bằng tất cả tình cảm sâu đậm dành cho nghệ thuật truyền thống, anh Phát chia sẻ: “Tôi mong các bạn trẻ hãy nên yêu những nghề thủ công mang giá trị truyền thống, được xây dựng trên nền tảng yêu đất nước con người và văn hóa Việt. Bởi vì chính điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt khi ta giao lưu ra thế giới, nó sẽ tạo ra những chất riêng, giá trị riêng biệt, không bị nhầm lẫn với các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn được góp sức nhân rộng hơn nữa những giá trị truyền thống của đất nước, qua thời gian khi những giá trị văn hóa mờ dần do những tác động không đáng có. Thông qua những tác phẩm của mình, tôi hi vọng người Việt có thể hình dung ra những nét đẹp dân gian đặc trưng còn sót lại cho tới ngày nay”./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Tin khác
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Giao thông 24/12/2024 21:09
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 16:29
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Dự án đường Vành đai 4 24/12/2024 08:40
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 24/12/2024 08:23
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27