Khánh thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3
Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao tổ chức thực hiện và quản lý dự án.
Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, tuyến đường Vành đai 3, trong đó có đoạn tuyến từ nút giao Mai Dịch đến cầu Thăng Long có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội, giải quyết ùn tắc, tại nạn giao thông và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Hà Nội.
Các đại biểu cắt băng khánh thành dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long. |
Dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay Quốc tế Nội Bài, các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Đến nay, toàn bộ các hạng mục công trình chính của Dự án đã hoàn thành đáp ứng đủ các điều kiện để thông xe và đưa vào khai thác, sử dụng. Trong thời gian đưa vào khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục triển khai, tổ chức thi công hoàn chỉnh 06 nhánh Ram lên xuống tại các nút giao Hoàng Quốc Việt, Nam Thăng Long dự kiến hoàn thành vào quý II/2021; tiếp tục xây dựng 02 cầu kẹp song song với cầu Mai Dịch hiện tại.
Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội. |
Việc hoàn thành cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hoá giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các khu vực này.
Trong tương lai khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của Hà Nội, cũng như khu vực hai bên sông Hồng tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34