Kết nối những mảnh đời yêu thương

Tuần nào cũng vậy, vào mỗi buổi trưa thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, ngôi chùa Phúc Long (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) vốn yên tĩnh và thanh bình lại tràn ngập không khí hân hoan, rôm rả của “những mảnh đời vất vả”- Hội Hương Từ Bi.  
ket noi nhung manh doi yeu thuong Thiện nguyện là không vụ lợi
ket noi nhung manh doi yeu thuong Yêu thương để lại nơi này!

Mỗi người đều có những câu chuyện, mảnh đời vất vả không ai giống ai, nhưng họ tựu về đây bởi tình yêu thương, sẻ chia và cùng nhau nấu lên những nồi cơm, bữa ăn chan chứa yêu thương gửi đến những bệnh nhân ung thư.

“Cháy” lên lòng yêu thương...

Ông cha ta từ ngàn xưa vẫn thường có câu “Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Câu ca ấy càng trở nên đúng và thật sự có ý nghĩa khi chúng tôi được chứng kiến, được gặp gỡ và nghe các cụ, các bác, các mẹ trong Hội Hương Từ Bi (hội thiện nguyện) chia sẻ về niềm vui, niềm hạnh phúc khi họ được góp công sức nhỏ bé của mình, chia sẻ nỗi đau, sự khó khăn với những người bệnh ung thư tại Bệnh viện K (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội).

Hòa trong cái nắng bỏng rát của những ngày đầu tháng 8, là những gương mặt nhăn nheo, nhễ nhại mồ hôi của các bà, các mẹ, cùng những nụ cười rạng rỡ bên ánh lửa yêu thương. Mỗi người một việc, không ai bảo ai mọi người đều chăm chú vào phần việc của mình, từ những cụ già 82-83 tuổi cho đến những em học sinh lớp 10 lớp 11.

Đưa tay lau vội những giọt mồ hôi đang chảy tràn trên gương mặt nhá nhem, bà Trần Thị Chắt (70 tuổi) một thành viên tích cực và cũng là một trong những người đầu tiên tham gia vào Hội Hương Từ Bi chia sẻ, hội chỉ mới được thành lập từ năm 2014 sau khi sư thầy Thích Đàm Hoài phát tâm nấu cơm từ thiện, lúc đó mọi người đều đồng ý ngay. Bởi lẽ, đây là công việc thiện nguyện mà lại giúp đỡ được những con người thật, với những hoàn cảnh khó khăn thật sự.

“Mỗi bữa cơm chúng tôi chỉ nấu được khoảng từ 220 – 250 suất cơm, trị giá mỗi suất khoảng 15.000 đồng. Một bữa cơm từ thiện giá trị không phải là nhiều, nhưng nó chứa đựng cái Tâm của những người nấu, của người tổ chức, của những người đồng cảnh ngộ khi sẻ chia tình cảm và kết nối với những bệnh nhân khó khăn, bất hạnh. Đó chính là động lực thôi thúc tất cả chúng tôi có mặt ở đây vào mỗi buổi trưa thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, để cùng nhau chung tay góp sức, nấu những bữa cơm ngon nhất, tâm huyết nhất giúp đỡ những bệnh nhân bị ung thư” – bà Chắt chia sẻ.

ket noi nhung manh doi yeu thuong
Hội Hương Từ Bi nhóm lên những ngọn lửa yêu thương

Đôi tay thoăn thoắt đẩy lửa cho nồi canh mau chín, bà Chắt vừa cười vừa bảo, ở Hội Hương Từ Bi này, mỗi thành viên tham gia đều có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Thậm chí nhiều người không có tiền để phát tâm từ thiện, thì họ lại phát tâm bằng cách đóng góp công sức của mình. Ngay đối với bản thân bà Chắt cũng vậy, mặc dù gia đình hiện tại cũng không dư giả, nhưng những lúc rảnh rỗi bà lại trồng rau, rồi mang ra chợ bán. Một mặt để có tiền góp thêm chút ít cho hội, mặt khác là mong muốn cung cấp được nguồn rau sạch, an toàn mỗi bữa ăn cho các bệnh nhân.

“Tôi đã từng phải sống trong cảnh nghèo khó, nghèo đến mức độ đi vay mà người ta không dám cho vay. Vì thế, tôi hiểu được phần nào sự khó khăn, vất vả của những gia đình bệnh nhân nghèo khó. Họ không chỉ phải lo chi phí thuốc thang, bệnh tật mà còn phải lo từng bữa cơm, từng bát cháo để mong có thêm sức khỏe, nghị lực chống chọi với bệnh tật. Tôi còn khỏe ngày nào, tôi sẽ tiếp tục làm công việc này ngày đó” – bà Chắt bộc bạch.

Ở Hội Hương Từ Bi, không chỉ có câu chuyện của bà Chắt khiến mọi người cảm phục, mà câu chuyện và nghị lực của cụ bà Nguyễn Thị Trung (83 tuổi) cũng trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Được biết, nhà cụ cách chùa khoảng 3 cây số, mặc dù đôi chân không còn khỏe mạnh như trước, nhưng mỗi buổi nấu cơm từ thiện cụ đều đi bộ từ nhà đến chùa, vì tuyến đường cụ đi không có xe buýt, mà giờ nấu cơm lại toàn vào giờ các con cụ đi làm nên không ai đưa cụ đến được.

“Lúc nào đi bộ đến chùa nấu cơm thấy mỏi chân, tôi lại vẫy đại một chiếc xe nào đó xin đi nhờ. Cũng may nhiều người thương tình nên họ chở đến tận nơi. Đến đây, được nấu cơm cùng với các chị em ở đây tôi thấy rất vui, đặc biệt là công việc mình làm là vì cái tâm và hướng đến những bệnh nhân khó khăn, bệnh nhân ung thư, nêu sau mỗi buổi nấu cơm tôi thấy tinh thần mình thoải mái và cơ thể khỏe khoắn ra rất nhiều” – cụ Trung nói.

Cùng chung ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê với việc làm thiện nguyện như bà Chắt, cụ Trung, nói đến Hội Hương Từ Bi không ai không nhắc đến người phụ nữ xinh xắn, chu đáo Phùng Thị Thanh. 42 tuổi, cái tuổi đang phải lo toan bộn bề cho gia đình, con cái. Đặc biệt với công việc kinh doanh bận rộn của mình, thời gian đối với chị là “vàng”. Thế nhưng, khi sư thầy Thích Đàm Hoài phát tâm nấu cơm từ thiện, chị là người ủng hộ nhiệt tình nhất.

Chị Thanh kể, cái tên Hội Hương Từ Bi cũng là do sư thầy Đàm Hoài lựa chọn, còn nhớ những ngày đầu tiên khi mới thành lập, vì hội còn gặp nhiều khó khăn nên đích thân sư thầy phải tự bỏ tiền túi ra để mua thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác. Những ngày đầu, mỗi khi nấu cơm chúng tôi vừa làm vừa lo. Lo vì kinh phí ít, người dân quê lại nghèo mỗi người phát tâm chẳng đáng bao nhiêu. Giai đoạn khó khăn nhất cũng qua đi, nhiều người thấy việc làm của hội thiết thực và ý nghĩa nên cũng chung tay cùng chia sẻ. Người có nhiều góp nhiều, người không có thì góp công, góp sức.

“Mọi người đến đây tất cả là vì cái tâm, vì sự đùm bọc sẻ chia yêu thương, nên ai cũng thấy tinh thần mình thoải mái, hạnh phúc sau khi mỗi suất cơm được đến tay những người bệnh” – chị Thanh tâm sự.

Kết nối để sẻ chia

Cứ thế ngày qua ngày, mỗi người một ít, mỗi người một công đoạn, bếp ăn từ thiện của Hội Hương Từ Bi đều đặn đỏ lửa 2 buổi/tuần. Trời mùa đông còn dễ chịu, nhưng mỗi hôm trời nắng nóng hay mất điện thì không thể kể được sự khó khăn, vất vả của những người nấu bếp.

Bà Chắt bảo: “Những hôm nắng nóng thì thực sự sợ lắm, nhìn thấy ai vào đến bếp là quý hóa lắm, ôm nhau mừng mừng tủi tủi vì ai cũng hiểu rằng, để đến được đây, đến với bếp ăn yêu thương này mọi người đều phải vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, của cuộc sống để cùng nhau lo việc cho hội. Có những hôm nắng to mọi người lo cho các cụ, nhắc các cụ nghỉ ngơi nhưng các cụ vẫn không nghỉ. Ở đây các cụ nhiệt huyết và đam mê với việc làm thiện nguyện này lắm”.

Nắng nóng vất vả là vậy, những hôm mất điện công đoạn nấu nướng còn vất vả bộn phần. Bởi lẽ để nấu được cho hơn 200 suất ăn, phải thường xuyên có từ 3-5 bếp củi. 3 nồi cơm to vật vã, mỗi nồi nấu đến cả yến gạo. Những ngày như thế chỉ khổ những người nấu cơm, canh bếp củi, mồ hồi đầm đìa như tắm. Vất vả là vậy nhưng tuyện nhiên không một lời than vãn, không ai bảo ai, trên gương mặt các bà, các mẹ đều nở nụ cười hạnh phúc.

“Chúng tôi giờ như một gia đình, lo lắng động viên nhau cùng cố gắng. Nhà nào có công việc lại cùng chung tay vào giúp đỡ như anh em ruột thịt. Còn khi được nấu cơm từ thiện, chúng tôi thấy tâm hồn mình thanh thản, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và thấy mình khỏe hơn” – chị Thanh tiếp lời bà Chắt.

ket noi nhung manh doi yeu thuong
Sư thầy Thích Đàm Hoài cùng các cụ, các bà, các mẹ hạnh phúc khi được sẻ chia những yêu thương, tình cảm của mình đến với những mảnh đời bất hạnh

Qua những câu chuyện kể vội của chị Thanh, bà Chắt, cụ Trung…chúng tôi hiểu rằng, thẳm sâu trong mỗi người đều chứa đựng sự sẻ chia yêu thương. Thế nhưng, để có thể kết nối được những tình cảm ấy, sự đoàn kết ấy, cần sự hun đúc thắp lửa từ chính cái tâm của mỗi người.

Sẻ chia để kết nối yêu thương, đó không chỉ là mong muốn của các bà, các mẹ mà còn là “kim chỉ nam” để Hội Hương Từ Bi tồn tại và lan tỏa, như chính sự chia sẻ của sư thầy Thích Đàm Hoài khi nói về Hội Hương Từ Bi, mong muốn lòng từ bi yêu thương của mọi người sẽ là hương lan tỏa đến cộng đồng, nên dù khó khăn, dù có phải ngược gió thì hương của người đức hạnh cũng vẫn phảng phất muôn nơi, để tạo nên một cộng đồng chung tay giúp người khó khăn, người cùng khổ.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

(LĐTĐ) Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên tại 30 quận, huyện, thị xã

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên tại 30 quận, huyện, thị xã

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà tại gia đình các thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hoả tuyến của 30 quận, huyện, thị xã.
Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Trên bao thuốc lá điếu bao giờ nhà sản xuất, nhà phân phối cũng phải ghi dòng chữ cảnh báo về sức khỏe, còn với thuốc lá điện tử, dẫu chưa ghi nhưng ai cũng biết tác hại khôn lường của loại thuốc này đối với sức khỏe con người.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh

(LĐTĐ) Công an tỉnh Đồng Nai ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc) là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất gỗ Bình Minh (gọi tắt là Công ty gỗ Bình Minh) để phục vụ công tác điều tra.
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Tin khác

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Xem thêm
Phiên bản di động