Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật
Hà Nội thúc đẩy du lịch nghệ thuật công cộng Độc đáo không gian nghệ thuật ven sông Hồng Hà Nội cần một cú hích cần thiết cho không gian nghệ thuật sáng tạo |
Được biết, Dự án nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình 05-Ctr/QU ngày 06/8/2021 của Quận ủy Hoàn Kiếm về phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện giai đoạn 2021 - 2025; Đề án số 19-ĐA/QU ngày 01/11/2021 của Quận ủy Hoàn Kiếm về việc “Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở rộng hợp tác quốc tế giai đoạn 2021-2025.
Giám tuyển, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn giới thiệu về Dự án. |
Chia sẻ về ý tưởng Dự án, Giám tuyển (người làm công việc giám sát, giám định và tuyển chọn tác phẩm từ tranh ảnh, phim... cho các triển lãm...), họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết, cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật là một lối giao thông đi bộ kết nối khu phố cổ và khu vực Phúc Tân cửa khẩu Thanh Yên, thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Thực tế khảo sát cả ban ngày và buổi tối, nhóm nghệ sĩ gồm Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã quan sát chủ yếu người sử dụng là những người lớn tuổi, người bán hàng gánh rong…và phần nhiều là học sinh đi học, cụ thể là học sinh trường tiểu học Trần Nhật Duật.
"Buổi tối ánh sáng chưa đủ, nên mặt cầu khá tối. Từ khảo sát cả ban ngày và ban tối đó, các nghệ sĩ có ý tưởng biến cây cầu đi bộ này trở nên vui tươi, sinh động hơn cũng như được thắp sáng lên thêm vào buổi tối bởi ánh sáng của các tác phẩm sắp đặt nghệ thuật công cộng, có một phần được sử dụng từ vật liệu tái chế", Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn cho hay.
Cây cầu đi bộ Trần Nhật Duật được biến hóa thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. |
Với chủ đề "Nước", các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp các vị trí và địa hình đặc thù trên cây cầu đi bộ sẽ biến hóa cây cầu trở thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Tác phẩm "Thuỷ cung" của hoạ sĩ Vũ Xuân Đông gợi cảm giác giống như một đường hầm Thuỷ cung đầy hấp dẫn với đủ loại mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu.
Các loài cá, mực, sứa…được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, ni lông tái chế… được thu gom từ khắp nơi trong thành phố. Sắp đặt các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc hai bên vòm cầu cũng như hệ thống ánh sáng đèn led bên trong. Vòm mái nhựa che phủ vòm cầu cũng trở thành một phần của tác phẩm tương tác cùng với hiệu ứng hình ảnh của sắp đặt Thuỷ cung.
Toàn cảnh không gian nghệ thuật công cộng trên cây cầu đi bộ. |
Dọc suốt hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề "Sóng" của hoạ sĩ Lê Đăng Ninh cũng gợi lại ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Xen giữa những lớp sóng là hình ảnh vẽ tay in mộc bản tái hiện những người lao động đủ các ngành nghề quanh khu vực Hà Nội thời đầu thế kỷ 19 trong nghiên cứu về "Kỹ thuật của người An Nam" của Henri Oger được hiện lên dưới ánh đèn led đủ màu sắc tân kỳ.
Phía chân cầu thang đi bộ từ cả hai hướng được hoạ sĩ Cấn Văn Ân vẽ các bức "Cá chép vượt Vũ Môn" từ kho tàng tranh dân gian Hàng Trống gợi nhắc hành trình học tập rèn luyện của các em học sinh mỗi ngày leo thang bộ đi học giống như hành trình "cá chép hoá rồng". Ngoài ra còn có một tác phẩm vẽ 3D tương tác với trụ cột cầu thành hình kéo khoá nước chảy trànvà một bức tranh 3D phía sau bức tường đê với hình ảnh những con thuyền giấy rất thân thuộc với tuổi học trò.
Cây cầu đi bộ với chủ đề "Nước" giống như một gạch nối về mặt địa lý giữa hai khu vực phố cổ trong đê và khu vực Phúc Tân ngoài đê sẽ trở thành một không gian nghệ thuật công cộng nối dài với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân và khu phố cổ với địa điểm Trung tâm văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm.
"Ba địa điểm và không gian nghệ thuật này khi được kết nối với nhau sẽ tạo thành một tour nghệ thuật đi bộ hấp dẫn thu hút khách thăm quan du lịch, kích thích phát triển kinh tế, văn hoá và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân địa phương. Dự án này cũng giúp thúc đẩy thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hoá nghệ thuật trong đô thị, một thói quen cũng dần phát triển trở lại trong những năm gần đây", Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn kỳ vọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51