Kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng y học cổ truyền Thăm và tặng quà Tết tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội Đại hội đại biểu Hội đông y quận Hoàn Kiếm lần thứ XIV |
Phát huy thế mạnh vùng thuốc Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng với rất nhiều loại cây thuốc, trong đó, cộng đồng các dân tộc đa dạng với những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa riêng và nhiều kinh nghiệm quý trong sử dụng cây cỏ làm thuốc, trồng trọt các loại cây thuốc quý, nhiều bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả cao đã đưa Đông y trở thành một bộ phận văn hóa, một nét bản sắc của dân tộc.
Với những tiềm năng và lợi thế vốn có, việc phát triển nền y dược cổ truyền trở thành một ngành khoa học mạnh, một “mũi giáp công” về kinh tế, là một hướng đi đúng, quan trọng và cấp thiết, không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân, mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Toàn huyện đã có nhiều vườn thuốc mẫu |
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) trên cả nước đã có những bước tiến vượt bậc, nhiều chứng bệnh khó được điều trị có hiệu quả, thậm chí trong các loại thuốc chữa bệnh Covid-19 có thành phần là các loại cây thảo mộc... qua đó, phần nào khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của Đông y đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác Đông y, cử hội viên đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Vấn đề nuôi trồng, khai thác, sử dụng, chế biến dược liệu và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Đông y, phát triển vườn thuốc Nam ngày càng nhân rộng.
Đến nay, toàn huyện đã có 22 vườn thuốc mẫu, trong đó có 16/22 số vườn có trên 40 cây thuốc và 1 trang trại bảo tồn phát triển giống cây trồng và dược liệu qui mô trên 2 ha tại xã Vĩnh Quỳnh duy trì và bảo tồn trên 70 cây dược liệu. Trong 15 năm, Hội Đông y đã sưu tầm, bổ sung được 18 bài thuốc có giá trị chữa bệnh cùng một số phương pháp kế thừa ứng dụng khác đưa vào sản xuất được trên 100 sản phẩm có nguồn gốc dược liệu, được Sở Y Tế, Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc và xuất khẩu.
Hội Đông y huyện Thanh Trì đã vận động, tập hợp và động viên những lương y, thầy thuốc YHCT có kinh nghiệm và uy tín tham gia khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại các cơ sở y tế. |
Hội Đông y đã kế thừa, phát huy, phát triển YHCT và gìn giữ một bộ phận bản sắc văn hóa dân tộc; sự phối kết hợp giữa các phòng, ban; ngành y tế với Hội Đông y thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên toàn huyện có 16/16 Trạm y tế xã, thị trấn phối hợp với Hội Đông y trong việc tổ chức phổ biến những kiến thức thông thường của YHCT (thuốc nam đơn giản, xoa, bóp, day, ấn huyệt…); cung cấp bức tranh các cây thuốc nam và tranh châm cứu theo quy định của Bộ Y tế nhằm tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người dân về tác dụng, công dụng của các cây thuốc trong phòng và chữa bệnh.
Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW “Về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” trên địa bàn huyện Thanh Trì, ông Lý Duy Xuân, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Trì cho biết, để phát huy tốt vị trí, vai trò của Đông y trong công tác khám, chữa bệnh, thời gian qua, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, đoàn thể và nhất là sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của đội ngũ những người làm công tác khám, chữa bệnh bằng YHCT, ngành Y tế huyện đã chủ động tham mưu, chỉ đạo, ban hành, hướng dẫn các văn bản về hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT; phối hợp cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng Chẩn trị YHCT một cách kịp thời…
Kiện toàn hệ thống khám, chữa bệnh bằng Đông y
Cùng với việc phát triển các vùng thuốc nam rộng khắp, ngành Y tế, Hội Đông y huyện Thanh Trì đã vận động, tập hợp và động viên những lương y, thầy thuốc YHCT có kinh nghiệm và uy tín tham gia khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại các cơ sở y tế.
Huyện Thanh Trì biểu dương ngành Đông y huyện tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” |
Hàng năm, huyện chỉ đạo ngành Y tế huyện thực hiện rà soát và kiện toàn mạng lưới cán bộ YHCT tại đơn vị và vận động 100% cán bộ tham gia Hội Đông y các cấp gương mẫu chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khám chữa bệnh và thực hiện tốt các Quy chế của Hội Đông y. Trong 15 năm qua, hệ thống khám, chữa bệnh bằng Đông y và quản lý nhà nước về Đông y luôn được kiện toàn, bổ sung, không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng
Mạng lưới dịch vụ Đông y trong khối tư nhân cũng được chú trọng; công tác khám chữa bệnh Đông y và kết hợp Đông y với y học hiện đại được đẩy mạnh. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 21 Phòng chẩn trị YHCT đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động theo quy định. Giai đoạn 2008 đến nay có Phòng khám đa khoa khu vực Đông Mỹ và 16/16 Trạm y tế khám chữa bệnh bằng Đông y. Tỷ lệ Trạm y tế có khám chữa bệnh Đông y được thanh toán BHYT đạt 16/16 xã; tỷ lệ các trạm y tế xã có vườn thuốc mẫu là 14/16 xã. Tỷ lệ thực hiện khám chữa bệnh Đông Y và kết hợp với Y học hiện đại trên tổng số bệnh nhân tăng từ 20% giai đoạn 2008 - 2013 lên 41,3% giai đoạn 2018 - 2023, với các kỹ thuật như điện châm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và kê đơn điều trị các bệnh thông thường bằng thuốc Đông Y hoặc kết hợp thuốc giữa Đông y với Tây y.
Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tuổi thọ đã tăng hơn so với trước đây, đồng thời các bệnh mãn tính, các bệnh mới nổi và các bệnh khó chữa được phát hiện nhiều hơn nhờ những tiến bộ của y học. Đây là những bệnh mà YHCT có thế mạnh điều trị bằng các phương pháp đặc sắc.
Với những đóng góp trong việc phát triển ngành Đông y, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Đông y huyện đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng 4 Bằng khen và 8 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Đông y Việt Nam; 1 giải thưởng Lê Hữu Trác của Bộ Trưởng Bộ Y Tế; 91 giải thưởng Hoàng Đôn Hòa của Hội Đông y Hà Nội cho cán bộ và hội viên; Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Thành hội Đông y đã tặng 38 lượt Bằng khen, Giấy khen cho tập thể và cá nhân; Ban Chấp hành Hội và nhiều Chi hội Đông y được Trung ương Hội châm cứu Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc về xây dựng phong trào Đông y,… |
Theo Phó Bí thư huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương, 15 năm qua, Ban thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới trên địa bàn huyện; công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 24 được lan tỏa sâu rộng. Huyện quan tâm đầu tư về nguồn lực, nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm y tế, Trạm y tế các xã, thị trấn, tổ chức khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại, qua đó nâng cao chất lượng việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.
Đầu tư xây mới các trạm y tế xã, thị trấn: Đại Áng, Tân Triều, Thanh Liệt, Đông Mỹ, Liên Ninh, 16/16 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Nhờ đó mà trải qua hơn 2 năm dịch Covid-19 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng y tế là lực lượng tuyến đầu đã cùng với hệ thống chính trị toàn huyện tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch, tạo được niềm tin trong đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện.
Trong giai đoạn tiếp theo, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền sẽ là một sự lựa chọn ưu tiên của nhiều đối tượng. Mặt khác, với quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về “ưu tiên dùng hàng Việt” hay “Người Việt Nam dùng thuốc Việt”, thì nhu cầu về nuôi trồng, chế biến và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng cao.
Do đó, huyện Thanh Trì xác định, thời gian tới, sẽ tập trung xây dựng hệ thống y học cổ truyền hoàn chỉnh, kế thừa, bảo tồn và phát triển y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời, góp phần xây dựng nền y học Thủ đô hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
Bài và ảnh: Bảo Thoa - Thanh Hồng
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30