Kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại TP.HCM
Người lao động TP.HCM xoay sở "sinh tồn" trong thời kỳ bão giá Công an TP.HCM tìm bị hại của Công ty bất động sản KingLand Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số |
Theo Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lộ trình triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ dự kiến bắt đầu tổ chức tiêm ngay sau khi được Bộ Y tế cung ứng vắc xin, phấn đấu hoàn thành trước tháng 9/2022.
Theo đó, đối tượng là trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đang sinh sống, học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có 898.537 trẻ được tiêm phòng, trong đó có 885.730 trẻ đi học và 12.807 trẻ đang được nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ em chưa đi học.
Đối với trẻ đi học, sẽ được tiêm tại trường học hoặc tại điểm tiêm được cơ sở giáo dục và y tế địa phương phối hợp quyết định, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch bệnh.
Dự kiến có gần 900.000 trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh được tiêm phòng Covid-19. |
Đối với trẻ không đi học, sẽ được tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Uỷ ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quyết định. Với trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện, tổ chức tiêm vắc xin ngay tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác).
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách và nhập liệu đầy đủ danh sách trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đang đi học trên địa bàn trước khi tổ chức tiêm lên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện rà soát, lập danh sách nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi không đi học, trẻ đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý; nhập liệu danh sách lên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị các địa phương phối hợp ngành y tế sẵn sàng các phương án xử trí, cấp cứu khi có sự cố bất lợi sau tiêm.
Các điểm tiêm thực hiện giám sát sự cố bất lợi sau tiêm để chủ động phát hiện và xử trí kịp thời, đặc biệt là tai biến nặng. Theo dõi trẻ tại điểm tiêm chung ít nhất 30 phút sau tiêm và hướng dẫn phụ huynh, người giám hộ tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm. Đồng thời cung cấp số điện thoại của trung tâm y tế hoặc trạm y tế để phụ huynh, người giám hộ liên hệ khi cần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00