Huyện Thanh Trì: Có thêm 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, ngay khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã của huyện Thanh Trì đều không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đạt nông thôn mới nâng cao.
Hà Nội: 5 huyện cần hoàn thành nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận Mê Linh nỗ lực hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu Xã Yên Sở, huyện Hoài Đức đủ tiêu chí đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022

Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa tổ chức Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại 6 xã của huyện Thanh Trì, gồm xã Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ, Đông Mỹ, Tứ Hiệp và Vĩnh Quỳnh. Kết quả, cả 6 xã đều đạt đủ điều kiện để hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Theo báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của các địa phương, sau thời gian nỗ lực triển khai, đến thời điểm hiện tại, cả 6 xã đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao với số điểm tự chấm đạt trên 98 điểm (thang điểm 100).

Huyện Thanh Trì: Có thêm 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao
Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp Vạn An (Ảnh: BT)

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, ngay khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã của huyện Thanh Trì đều không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đảng ủy, chính quyền các xã trên đều ra Nghị quyết và thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, vận động nhân dân cùng chung tay góp sức trên tinh thần lấy nhân dân làm chủ thể của các phong trào.

Xã Tứ Hiệp nằm ở trung tâm huyện Thanh Trì, đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Tứ Hiệp đã có hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ. Xã có 7/7 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có Trường Mầm non C Tứ Hiệp đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Các thôn, tổ dân phố đều có nhà văn hóa và điểm sinh hoạt cộng đồng, có khu thể thao hoạt động hiệu quả, thuận lợi trong phát triển văn hóa, thương mại và dịch vụ.

Vạn Phúc là xã vùng bãi nằm ở ngoài đê sông Hồng. Những năm gần đây, nhân dân trong xã đẩy mạnh chuyển đổi sang cây ăn quả, quất cảnh và phát triển nhiều ngành nghề như may mặc, cơ khí, mộc, xây dựng và mây tre đan. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 63 triệu đồng, xã không còn hộ nghèo. Đặc biệt, tham gia xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong xã đã chung sức đóng góp được nguồn lực rất lớn. Nhân dân xã đã góp tiền, hiến đất mở đường. Các xóm có thủ quỹ, hộ khó khăn không phải đóng góp, quá trình triển khai minh bạch nên nhân dân rất phấn khởi tham gia.

Huyện Thanh Trì: Có thêm 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao
Xã Yên Mỹ là vùng chuyên canh rau lớn của huyện Thanh Trì đã được đầu tư khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. (Ảnh: BT)

Xã Vĩnh Quỳnh có 401ha sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, địa phương đã vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao trên diện tích 120ha tại thôn Vĩnh Ninh. Sản xuất nông nghiệp đã dần được cơ giới hóa từ khâu gieo mạ, cấy, gặt, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Còn Đông Mỹ đã xây dựng được Trung tâm Văn hóa thể thao quy mô xã với tổng kinh phí hơn 7,7 tỷ đồng. Nơi đây có phòng chơi bóng bàn, sân cầu lông, bóng chuyền và các hoạt động văn hóa thể thao phục vụ nhân dân… Trạm y tế xã Đông Mỹ cũng đã được Thành phố công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Người dân xã Duyên Hà có nghề làm bánh chưng truyền thống mang lại việc làm và thu nhập cao cho hàng trăm gia đình. Năm 2022, tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 429 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 65,2 triệu đồng/năm.

Còn với xã Yên Mỹ là vùng chuyên canh rau lớn của huyện Thanh Trì đã được đầu tư khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện, xã duy trì 58,6ha rau an toàn, đã được cấp lại Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, 20ha rau màu và 30ha cây ăn quả.

Kết quả thẩm định nông thôn mới nâng cao của 6 xã trên địa bàn huyện Thanh Trì vừa qua đều đạt số điểm rất cao. Điều đó minh chứng cho nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương và khẳng định xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì thực sự đi vào chiều sâu, bền vững. Kết quả đạt được cũng đang tạo đà để các xã của huyện phát triển thành phường, huyện Thanh Trì trở thành quận trong tương lai.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động