Huyện Ba Vì diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc

(LĐTĐ) Với phương châm nắm chắc từng tiêu chí, từng bước đi, phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì đang tạo sức lan tỏa tới mỗi người dân, từng bước vững chắc đi vào chiều sâu.
Bài 1: “Thiếu nguồn” bài toán nan giải trong phát triển đảng tại xã Ba Vì
Đồng chí Dương Cao Thanh tiếp tục được tín nhiệm, bầu làm Bí thư Huyện ủy Ba Vì
Xây dựng Ba Vì phát triển nhanh, bền vững

Xác định công tác xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, thời gian qua cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện Ba Vì đến cơ sở đã tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện…

Theo đó, Ba Vì tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn sinh học; hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, chế biến chè, vùng trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, dược liệu... Bên cạnh đó, huyện tiếp tục khai thác thế mạnh chăn nuôi, tập trung phát triển đàn bò sữa, bò thịt, đà điểu giống, đà điểu thịt... theo hướng an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; giảm dần khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các vùng trong huyện.

Báo cáo chính trị Đảng bộ huyện Ba Vì cho thấy, thành tựu nổi bật trong 5 năm qua của huyện Ba Vì dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,8%; cơ cấu kinh tế phát triển đúng định hướng: Dịch vụ chiếm 56,5%, nông nghiệp 25,9%, công nghiệp - xây dựng 17,6%; thu nhập bình quân đạt 53 triệu đồng/ người/năm.

3059 3922 img 0061
Nhờ công cuộc xây dựng nông thôn mới có chiều sâu và hiệu quả thực chất, đường làng, ngõ xóm, các trục giao thông trên địa bàn huyện Ba Vì ngày một khang trang. Ảnh: Đinh Luyện

Từ năm 2015 đến năm 2020, Ba Vì đã huy động hơn 31.500 tỷ đồng tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, huyện Ba Vì đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết về xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Đến năm 2020, toàn huyện có 23/30 xã về đích chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nói sâu về công tác này, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ba Vì Phùng Tân Nhị cho biết: Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, giai đoạn 2016-2020, tạo bước đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Tăng cường công tác tuyên truyền huy động các nguồn lực cho công tác xây dựng nông thôn mới từ nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp, nhân dân và nguồn ngân sách. Đến năm 2020 dự kiến 23/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 76,6%.

Chỉ đạo triển khai công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu tại xã Tản Hồng, Phong Vân, Ba Trại, Cổ Đô… 07 xã còn khó khăn trong xây dựng nông thôn mới đã chủ động thực hiện củng cố các tiêu chí, tích cực phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

“Công tác xây dựng nông thôn mới góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 60% còn 40%. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, khởi sắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên…” - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ba Vì Phùng Tân Nhị nhấn mạnh.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2020 huyện Ba Vì có 38 sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của các địa phương có khả năng tham gia vào chương trình OCOP đó là: Các sản phẩm chế biến từ sữa của Công ty Cổ phần Bánh sữa Ba Vì - xã Tản Lĩnh, Các sản phẩm ăn chay của Hộ kinh doanh Tố Tâm Chay xã Vạn Thắng; sản phẩm Rượu mơ Núi Tản của Công Ty cổ phần Rượu Núi Tản – xã Vân Hòa, Ba Vì; sản phẩm củ và rau Khoai lang Đồng Thái của Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh Đồng Thái; Các sản phẩm làm từ sữa của Công ty Cổ phần sữa Nông trại Ba Vì; sản phẩm Miến dong Minh Hồng của Hợp tác xã nông nghiệp Minh Hồng và các sản phẩm rau sạch của Hợp tác xã nông nghiệp Chu Minh.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động