Hướng đi mới, thoát nghèo từ mô hình trồng sen

(LĐTĐ) Cách trung tâm Hà Nội hơn 50km, đầm sen thôn Đức Dương (xã An Phú, huyện Mỹ Đức) nở hoa rực rỡ vào mùa, thu hút nhiều khách đến đây tham quan, chụp ảnh. Nơi đây không chỉ nổi bật với đầm sen đẹp bao quanh bởi núi đá vôi mà còn là câu chuyện thoát nghèo của bà con trong vùng.  
Xây dựng nông thôn mới thành công nhờ huy động sức dân
Hội cựu chiến binh huyện Chương Mỹ giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo
Hơn 500 hộ dân tộc thiểu số xin thoát nghèo

Trước đây người dân trong thôn chủ yếu trồng cây lúa nhưng qua nhiều năm canh tác cây lúa không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt xã An Phú là xã miền núi của huyện Mỹ Đức do địa hình nên việc sản xuất nông nghiệp của người dân gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên bị mất mùa do úng ngập.

huong di moi thoat ngheo tu mo hinh trong sen
Cánh đồng sen ở thôn Đức Dương trải dài bạt ngàn, đem lại hiệu quả kinh tế thu nhập cho người dân nơi đây (Ảnh: Vinh Hiển)

Chia sẻ rõ hơn về những khó khăn đó, bà Nguyễn Thị Vui, thôn Đức Dương, xã An Phú cho biết, bà con ở đây chủ yếu là làm nông, nhiều đời gắn bó với đồng ruộng. Tuy nhiên, do địa hình đặc thù của thôn nên sản xuất nông nghiệp không thuận lợi, thường xuyên bị mất mùa. Trước đây, một năm người dân chỉ cấy được một vụ lúa, đến tháng 7 nước ngập trắng đồng nên không cấy được vụ mùa. Trồng lúa đem lại năng suất kém, mỗi sào chỉ cho thu hoạch được hơn một tạ thóc. Dù diện tích đất nông nghiệp lớn, cánh đồng rộng mấy chục mẫu nhưng cuộc sống của người dân trong thôn vẫn khó khăn, vất vả.

Từ những khó khăn đó, người dân nơi đây trăn trở tìm ra hướng đi mới, tận dụng lợi thế đồng trũng, họ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Là một trong những hộ chuyển đổi cây trồng từ lúa sang sen, bà Nguyễn Thị Vui cho biết trồng sen không cần đầu tư lớn, công sức chăm sóc cũng đỡ vất vả hơn so với trồng lúa. Đến mùa thu hoạch, thời gian thu sen lâu hơn thu lúa, một mẫu sen có thời gian thu hoạch kéo dài hơn một tháng.

Ngoài hoa sen, người trồng thu hoạch lá sen, hạt sen để cung ứng cho thị trường. Phần củ thì làm giống cho mùa năm sau hoặc bán giống. Trước đây, một sào lúa trên vùng chiêm trũng chỉ cho thu nhập nhiều nhất là hơn một triệu đồng thì trồng sen có thể đem lại thu nhập gấp 2-3 lần, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, từ đó mà bà con trong vùng phấn khởi, cùng nhau chuyển đổi, nhân rộng mô hình.

huong di moi thoat ngheo tu mo hinh trong sen 1
Từ trồng sen, người dân nơi đây hướng đến kết hợp đẩy mạnh khai thác du lịch ở địa phương (Ảnh: Vinh Hiển)

“Ban đầu chỉ một vài hộ trồng sen, đến nay diện tích trồng sen của khu vực là 180 ha với hơn 90 gia đình cùng trồng, vào đúng mùa thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh bên hoa sen. Nhờ đó mà người dân nơi đây có thêm thu nhập, trồng sen đã mang đến cơ hội cho xã An Phú phát triển kinh tế du lịch xanh. Với 180ha sen mênh mông, bạt ngàn, cứ đến mùa hoa sen nở thì xã An Phú trở thành “thiên đường” chụp ảnh của nhiều du khách”, anh Nguyễn Văn Hiển, người dân thôn Đức Dương chia sẻ.

Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt tuy nhiên hiện nay người dân bán sen phụ thuộc vào giá thương lái đưa ra nên chưa cao, đầu ra cho các sản phẩm từ cây sen rất tốt nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của bà con gặp nhiều khó khăn do thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm, đầu tư, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế. Người dân trong thôn mong muốn được chính quyền các cấp quan tâm tổ chức mời các chuyên gia nông nghiệp về hướng dẫn kỹ thuật canh tác sao cho hiệu quả, hướng tới trồng sen theo các mô hình đạt tiêu chuẩn Vietgap, tìm đầu ra cho thị trường không chỉ trong nước mà có thể xuất khẩu sang nước ngoài để người dân mở rộng diện tích sản xuất.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024

Sôi nổi Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024

(LĐTĐ) Với phương châm trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi, cùng sự chuẩn bị nghiêm túc, công phu và cổ vũ tích cực, nhiệt tình của khán giả cho các thí sinh, Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024 thực sự đã là ngày hội của cán bộ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Ra mắt Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Trường Phát

Ra mắt Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Trường Phát

(LĐTĐ) Chiều 8/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức ra mắt Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Trường Phát. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây.
Quận Thanh Xuân: Xử lý quyết liệt tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

Quận Thanh Xuân: Xử lý quyết liệt tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng đề nghị các ban chỉ đạo tập trung giải quyết xử lý mạnh mẽ, quyết liệt đối với tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán gây mất trật tự, mỹ quan đô thị...
LĐLĐ huyện Mỹ Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Mỹ Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 8/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức tổ chức hội nghị tuyên dương Công nhân giỏi, cán bộ công đoàn tiêu biểu "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" có thành tích tiêu biểu, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; 45 năm Ngày thành lập Công đoàn huyện.
Quận Cầu Giấy: Tiếp tục mở rộng Nghiệp đoàn mầm non độc lập tại phường Quan Hoa

Quận Cầu Giấy: Tiếp tục mở rộng Nghiệp đoàn mầm non độc lập tại phường Quan Hoa

(LĐTĐ) Việc thành lập Nghiệp đoàn cơ sở giáo dục mầm non độc lập phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của giáo viên và nhân viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn.
Thông báo mới về mua bán vàng ở ngân hàng

Thông báo mới về mua bán vàng ở ngân hàng

(LĐTĐ) Từ hôm nay (8/8), Vietcombank và VietinBank sẽ giao vàng miếng cho khách hàng sau 2 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng đăng ký mua vàng miếng thành công. Giá mua vàng được thanh toán vào ngày nhận vàng.
Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức chương trình Gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 78 năm Công đoàn Hà Tĩnh; trao giải Cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động Hà Tĩnh và trao giải Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Hà Tĩnh năm 2024.

Tin khác

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Xem thêm
Phiên bản di động