Hơn 100.000 học sinh thành phố Hồ Chí Minh trở lại trường học trực tiếp
Theo ghi nhận, từ sáng 13/12, nhiều học sinh đến trường trong không khí hào hứng, vui vẻ khi lần đầu được quay lại trường học gặp thầy cô, bạn bè sau thời gian dài phải học qua điện thoại, máy tính.
Tại Trường THCS - THPT Phan Châu Trinh (quận Bình Tân), phụ huynh Nguyễn Thị Mai chia sẻ: "Do dịch bệnh phức tạp, thành phố đóng cửa để phòng, chống Covid-19 nên các cháu phải học online ở nhà và gặp chút khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, nay được đến trường thì việc học của cháu cũng dễ dàng hơn, nhưng vẫn có chút lo lắng về tình hình dịch bệnh".
Ông Trần Hà Vy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Phan Chu Trinh cho biết, để chuẩn bị đón học sinh, nhà trường đã chuẩn bị rất kỹ từ khâu vệ sinh, khử khuẩn cho đến lên kịch bản xử lý F0.
Buổi khai giảng đầu tiên của học sinh khối lớp 9 và 12 tại thành phố Hồ Chí Minh sau thời gian dài học trực tuyến. |
Tại Trường THCS An Nhơn (quận Gò Vấp), trước khi vào trường toàn bộ học sinh lớp 9 phải đo thân nhiệt và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn ngay ở cổng trường.
Bên trong phòng học được bố trí bảng tin gồm các số điện thoại của Tổ Covid-19. Khi phát hiện học sinh có triệu chứng, giáo viên báo Tổ Covid-19 để được hướng dẫn xử lý xuống phòng cách ly và thực hiện test nhanh Covid-19. Những học sinh xung quanh sẽ được dẫn sang phòng chờ.
"Nếu test nhanh âm tính thì vẫn báo phụ huynh đón em học sinh có dấu hiệu về. Nếu test nhanh dương tính thì sẽ báo phụ huynh đến đón hết các học sinh liên quan về. Trường hợp dương tính, sau 3 ngày sẽ test mẫu gộp các em", ông Phạm Dương Hoàng Dũng - Hiệu trưởng THCS An Nhơn thông tin.
Về bố trí lớp học, thầy Dũng cho biết thêm, các lớp được tách làm đôi, mỗi lớp khoảng 24 em, mỗi em một bàn. Ngoài ra, trường còn trang bị thêm 4 máy đo thân nhiệt, 200 bộ kít test nhanh, 200 lít cồn, 2.500 khẩu trang y tế.
Trước khi vào trường, các học sinh Trường THCS An Nhơn phải rửa tay và đo nhiệt độ. |
"Trong ngày đầu đến trường, nhà trường chủ yếu phổ biến hướng dẫn phòng dịch cho các học sinh. Bắt đầu từ ngày mai, trường sẽ dạy kiến thức theo chương trình. Do học hai buổi nên buổi sáng học trực tiếp, buổi chiều học trực tuyến", thầy Dũng nói.
Trong buổi tập huấn quay lại trường học trực tiếp, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) cho biết: “Theo quan sát của chúng tôi, học sinh rất vui mừng khi được quay trở lại trường, còn phụ huynh thì nhiệt tình ủng hộ, điều đó thể hiện qua con số khi có đến 520/555 học sinh khối 12 tham dự, chiếm hơn 93%”, ông Phú nói.
Về buổi tập huấn, ông Phú cho biết, học sinh đến trường được thầy cô hướng dẫn, phân luồng dẫn vào lớp. Tại lớp, các em được nghe về quy trình xử lý khi có người nhiễm, nghi nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Quy trình được thực hiện có sự phối hợp cả ba bên gồm nhà trường, học sinh và phụ huynh.
Theo kế hoạch, thành phố Hồ Chí Minh thí điểm mở cửa trường đón học sinh lớp 1, 9 và 12 đến học trực tiếp từ ngày 13/12. Sau đó 1 tuần là trẻ mầm non 5 tuổi. Kết thúc 2 tuần thí điểm, thành phố sẽ họp bàn để rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra phương án mở cửa trường đồng loạt từ ngày 3/1.
Bên trong lớp học, các học sinh đeo khẩu trang và cô giáo có đeo tấm chắn nước bọt. |
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 265 trường THCS và 202 trường THPT. Qua lấy phiếu khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 80% phụ huynh học sinh ở cấp phổ thông đồng thuận cho con em đến trường học trực tiếp.
Ông Lê Duy Tân - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân thành phố, học sinh khối 9, khối 12 trên toàn thành phố sẽ trở lại trường học trực tiếp.
Ông Tân cho rằng dù việc dạy học trực tiếp có khó khăn hơn, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhưng với sự phối hợp các lực lượng tham gia một cách đồng bộ và nghiêm ngặt sẽ giảm thiểu các rủi ro dịch bệnh trong việc tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp trở lại.
“Khi quay lại trường học, học sinh được học trực tiếp, được ôn luyện lại những phần còn thiếu khi học trên internet. Sau khi ôn luyện đầy đủ, các em mới làm bài kiểm tra học kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường. Như vậy, một số học sinh chưa tham gia học trực tiếp được thì chưa cần làm bài kiểm tra đánh giá học kỳ”, ông Tân cho biết.
Từ đầu năm 2021 đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thành phố Hồ Chí Minh phải chuyển sang phương pháp dạy học trên internet. Theo ông Tân, biện pháp này được đánh giá phù hợp, thích ứng với tình hình dịch bệnh, tuy nhiên việc học trên internet vẫn có một số hạn chế và cần giải pháp để học sinh tiếp thu được kiến thức tốt, đảm bảo việc học không bị đứt gãy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47