Chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Hỏi nóng, trả lời nhanh

(LĐTĐ) Hôm qua (15/8), Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và 15 Bộ trưởng cùng trưởng ngành đã tiến hành trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các vấn đề như tham nhũng vặt, đội vốn trong đầu tư dự án đường sắt đô thị, giải quyết việc làm đã được các đại biểu quan tâm. 
hoi nong tra loi nhanh Đội vốn là do không lường hết được các khâu
hoi nong tra loi nhanh Chênh lệch nhau trên 32 tỉ đô - la và trách nhiệm giải trình
hoi nong tra loi nhanh Hợp long tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Tham nhũng vặt như “tổ mối”, có thể làm vỡ con đê

Trả lời câu hỏi về kết quả và biện pháp phòng chống tham nhũng vặt thời gian qua ra sao của một số đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, bên cạnh công tác đấu tranh phòng chống đại án về kinh tế, tham nhũng, chủ trương của Đảng, của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều lưu ý đến tình trạng tham nhũng vặt.

hoi nong tra loi nhanh
Toàn cảnh phiên họp

Và tham nhũng vặt là tệ nạn gây bức xúc, nhức nhối trong xã hội và nhân dân. Nó liên quan đến đạo đức công vụ của công chức, viên chức. Theo Phó thủ tướng, tuy là tham nhũng vặt nhưng hậu quả không hề vặt. Người ta ví con đê cao to, hùng vĩ có thể bị vỡ bất cứ lúc nào do những tổ mối rất nhỏ.

Phó thủ tướng cho rằng, tham nhũng vặt làm băng hoại đạo đức của cán bộ công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, làm xói mòn niềm tin của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, làm tăng chi phí không chính thức của doanh nghiệp và người dân.

Để giảm và tiến tới không còn tham nhũng vặt, Chính phủ đề ra nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, về quy trình thực thi công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai minh bạch, cần hệ thống giám sát bằng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, có quy hoạch, đào tạo, luân chuyển và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Đội vốn là do không lường hết được

Một trong những nội dung được cử tri và đại biểu đặc biệt quan tâm là chọn nhà thầu tham gia xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ triển khai dự án này dựa trên 3 nguyên tắc:

Thứ nhất là thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng tiến độ đề ra; Thứ hai là công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật; Thứ ba, đây là dự án tác động lớn đến kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nên cần quan tâm đặc biệt. Đây là dự án có ý nghĩa kinh tế, nhưng phải đảm bảo an ninh - quốc phòng cho Tổ quốc.

Liên quan đến việc sử dụng vốn vay ODA làm 5 dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều chậm trễ, đội vốn tới 80.000 tỷ đồng mà các đại biểu nêu ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời: Theo quy định của Luật Quản lý nợ công và nghị định của Chính phủ, trước 1/7/2018, chức năng quản lý nhà nước về ODA thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cụ thể, trước khi Luật Quản lý nợ công có hiệu lực, những vấn đề về chủ trương đầu tư, ký kết hiệp định, điều chỉnh dự án, phân bổ dự toán…. đều thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý theo sự phân công của Chính phủ. Sau khi luật mới có hiệu lực, và kể cả sau Nghị định 132 (Nghị định 132/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) cũng chỉ có một điều được sửa là Bộ Tài chính là đầu mối đàm phán, ký kết các hiệp định.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, điều này chưa thực sự phù hợp với Luật Quản lý nợ công khi đầu mối quản lý chỉ là chức năng đàm phán, ký kết, trong khi việc đầu tư bao gồm rất nhiều khâu, từ chủ trương đầu tư, giao dự toán... Hiện nay, một trong những nguyên nhân giải ngân chậm là giao dự toán chậm, giao kế hoạch cũng chậm.

Cùng với đó trong quá trình thực hiện lại điều chỉnh dự án, hay những vấn đề nội tại như giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng…. làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. “Chậm tiến độ, đội vốn, trước hết là trách nhiệm của chủ đầu tư, sau đó mới là trách nhiệm các bộ, ngành có liên quan trong quá trình xem xét, phê duyệt, triển khai dự án”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Còn Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc thu hút quản lý và sử dụng ODA có nhiều nội dung. Về nguyên nhân dự án đường sắt đô thị đội vốn, chậm tiến độ mà đại biểu nêu ra, ông Dũng lý giải, đây là dự án đường sắt đô thị lần đầu Việt Nam thực hiện, nên hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực từ tư vấn đến cơ quan quản lý chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vì về nguyên tắc sử dụng nguồn ODA là thu hút công nghệ, kinh nghiệm của quốc tế nên các nhà thầu tư vấn của quốc tế lập dự án và các cơ quan của Việt Nam tham gia xem xét, thẩm định phê duyệt. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chúng ta không lường hết được các khâu từ đầu đến cuối của dự án, nên từ lúc phê duyệt đến lúc triển khai thực hiện đã điều chỉnh lại và tăng vốn lên rất lớn.

Ví dụ, tuyến đường sắt đô thị số 1 của TP Hồ Chí Minh là Bến Thành – Suối Tiên tăng từ 17.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng, tăng tới 30.000 tỷ đồng. Tuyến đường sắt số 2 của TP Hồ Chí Minh cũng tăng từ 26.000 tỷ dồng lên 47.000 tỷ đồng. Còn đường sắt Cát Linh – Hà Đông của Hà Nội cũng tăng vốn tới trên 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, không thể nói ngay là đội vốn mà việc tăng vốn là do tính chưa hết, không đầy đủ, chứ đội vốn cũng chỉ ở chừng mực nhất định.

Học nghề ra trường dễ xin việc làm

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) về công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp hiệu quả ra sao sau hai năm triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Sau hơn hai năm triển khai Nghị quyết của Quốc hội cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt thực hiện quyết định của Chính phủ thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, toàn ngành đặc biệt là lãnh đạo Bộ đã tập trung rất cao cho lĩnh vực này và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, phấn đấu để số người học nhiều hơn, chất lượng đào tạo được nâng lên, người học ra trường có việc làm và quan trọng là tạo được sự ủng hộ của xã hội trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, sau 2 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả sau: Thứ nhất, tất cả các văn bản liên quan đến triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp đều được ban hành đầy đủ, kịp thời. 63 văn bản đã được ban hành và qua thẩm tra của Bộ Tư pháp về cơ bản đều đáp ứng yêu cầu và đảm bảo đúng quy định.Thứ hai, về tuyển sinh, nếu trước đây chỉ đạt 60% kế hoạch đặt ra thì 2 năm qua tuyển sinh học nghề đều vượt kế hoạch, đặc biệt năm 2018 đạt 107%, hết tháng 6/2019 tỷ lệ tuyển sinh vượt 15% so với cùng kỳ 2018.

Nhiều trường đến nay đã tuyển sinh xong chỉ tiêu và đáng mừng là điểm đầu vào của nhiều trường đạt 14 - 15 điểm. Thứ ba, việc gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà trường cũng được triển khai quyết liệt, hầu hết các trường hiện nay đều tổ chức ký kết với doanh nghiệp và đặt hàng đầu ra.

Dự kiến tháng 9 Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức một diễn đàn rất lớn quy mô quốc gia liên quan đến việc nâng tầm kỳ năng nghề nghiệp cho lao động Việt Nam. Đặc biệt, chất lượng, hiệu quả đào tạo có chuyển biến rõ rệt, kết quả tốt nghiệp năm 2018 qua kiểm tra đánh giá cho thấy, 85% số học sinh của trường nghề ra trường có việc làm, tăng 5% so với năm 2017. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dung cho rằng, chúng tôi ý thức đây mới là kết quả bước đầu, chúng tôi sẽ còn cố gắng nhiều hơn.

H.Lê- X.Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động