Ngăn chặn đấu giá cao rồi bỏ cọc: Đại biểu kiến nghị người tham gia phải chứng minh đủ tiền để mua

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, không thể tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh.
Giá nhà, căn hộ chung cư cao chót vót có yếu tố “thổi giá” Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Sáng 28/10, Quốc hội đã thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, báo cáo của Đoàn giám sát đã đánh giá khá đẩy đủ, toàn diện về thị trường bất động sản và phát triển NOXH trong những năm qua.

“Điều mà rất nhiều đại biểu và người dân quan tâm lo lắng là giá BĐS tại các thành phố lớn ở nước ta rất cao và liên tục tăng lên. Giá BĐS được đánh giá là cao một cách bất hợp lý vì tương quan giữa giá BĐS nhà ở với thu nhập của người dân là quá cao, điều đó phản ánh mức giá đó là không có khả năng thanh toán thực tế và hai là thu nhập mang lại từ BĐS, ví dụ như là tiền thuê so với tổng vốn bỏ ra mua BĐS đó là rất thấp, thậm chí nhiều BĐS có mức thu nhập gần như bằng không.

Ngăn chặn đấu giá cao rồi bỏ cọc: Đại biểu kiến nghị người tham gia phải chứng minh đủ tiền để mua
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) thảo luận tại hội trường. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nhìn nhận, giá BĐS cao, nhưng vẫn liên tục tăng lên là do 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, là do người mua nhà không chỉ để ở mà còn là một kênh tích lũy tài sản vì tiền bỏ vào mua nhà sẽ không mất đi mà tăng lên do giá nhà chỉ có tăng không giảm. Nhiều người mua dẫn đến nhu cầu tăng, giá tăng và làm gia tăng đầu cơ đẩy giá BĐS, hút dòng tiền không vào lĩnh vực kinh doanh khác.

Thứ hai, trong những năm qua do vướng mắc các thủ tục pháp lý, nên hầu hết các dự án đầu tư BĐS phải dừng lại, không được triển khai, dẫn đến nguồn cung không có. Mặc dù giá BĐS cao, nhưng các doanh nghiệp BĐS vẫn rơi vào khó khăn, do các dự án BĐS phải dừng không triển khai được.

Do vậy, để gỡ khó cho các doanh nghiệp BĐS thì phải gỡ các vướng mắc về pháp lý và thủ tục để các dự án BĐS được tiếp tục triển khai, nhiều dự án mới được khởi công.

Thứ ba, trong bối cảnh cầu tăng, cung khan hiếm, lực lượng môi giới đã tung tin, thổi giá; những người đấu giá cố tình bỏ giá cao để đẩy giá thị trường lên; và các doanh nghiệp lớn đưa BĐS ra thị trường cùng bán với mức giá cao (dư luận cho rằng có bắt tay nhau, nhưng không có bằng chứng) nhằm thiết lập một mặt bằng giá mới của thị trường.

Để kiểm soát tình trạng tăng giá BĐS, bên cạnh giải pháp về giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án BĐS để tăng nguồn cung, đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị một số giải pháp cấp bách.

Theo đại biểu, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, không thể tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh. Do vậy, phải đưa ra qui định người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận Tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất, và phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.

Ngăn chặn đấu giá cao rồi bỏ cọc: Đại biểu kiến nghị người tham gia phải chứng minh đủ tiền để mua
Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

“Nếu có quy định như thế này thì những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được, đồng thời sẽ loại bỏ được những người không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá để mua đi bán lại, hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như vừa qua. Tôi đề nghị trong Nghị quyết cần bổ sung ngay quy định này”, ông Cường nói.

Đồng thời, đưa vào Nghị quyết đề nghị Chính phủ thực hiện ngay Điều 31 của Luật Giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có sự biến động giá bất thường. Việc kiểm tra các yếu tố hình thành giá sẽ không chỉ phát hiện được sự bất thường của giá bán cao để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường mà còn là cơ sở để thu thuế, điều tiết phần thu nhập tăng lên do giá cao bất thường.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phải đưa hàng hóa BĐS của các doanh nghiệp bán ra lần đầu trên thị trường thứ cấp, thuộc đối tượng phải kê khai giá. Vì có kê khai và kiểm tra giá như thế, thì Chính phủ mới nắm bắt được kịp thời nguồn gốc biến động giá để có các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu.

Cho rằng để lành mạnh thị trường, hoạt động môi giới của các sàn giao dịch BĐS phải hoạt động chuyên nghiệp, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị cho phép Chính phủ nghiên cứu thí điểm tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cơ chế quản lý các giao dịch BĐS chuyên nghiệp trở thành công cụ thực sự hữu hiệu nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình với Dự thảo Nghị quyết giám sát yêu cầu sớm sửa đổi, ban hành mới các luật thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều nhà, nhiều đất và cho rằng, đây là công cụ hữu hiệu để chống đầu cơ đất.

Về NOXH, đại biểu cho biết, để người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định, không phải lo trả nợ, kinh nghiệm trên thế giới chủ yếu phát triển nhà ở cho thuê với giá thuê thấp. Người thu nhập thấp muốn có chỗ ở thì đến thuê, thậm chí thuê ở suốt đời; khi có thu nhập cao hơn hoặc đã tích lũy được tiền thì sẽ đi tìm mua nhà ở thương mại, trả nhà thuê đó cho người thu nhập khác thuê.

“Như thế quỹ nhà ở xây dựng cho người thu nhập thấp sẽ luôn dành cho người thu nhập thấp ở”, theo đại biểu.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

(LĐTĐ) Nguyễn Văn Thành và các đồng phạm đã góp vốn, lập trang web, vận hành đường dây "bốc bát họ" với lãi suất lên đến 292%. Khi người vay trả tiền không đúng thời hạn, nhóm này sẽ đòi nợ bằng thủ đoạn ném mắm tôm và dầu luyn vào nhà khách hàng, nhằm đe dọa và ép họ phải trả nợ.
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

(LĐTĐ) Tối 12/11 (giờ Hà Nội), Huỳnh Thị Thanh Thủy đã xuất sắc vượt qua 75 thí sinh để đăng quang ngôi vị Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 tại Tokyo, Nhật Bản.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

(LĐTĐ) Phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

(LĐTĐ) Chiều 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, tại khu dân cư thôn Muôn, xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai).
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

(LĐTĐ) Sau thành công của tác phẩm văn học “Ngẩng mặt nhìn mặt”, tác giả Mị Dung vừa cho ra mắt truyện dài thứ hai, có tên “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).

Tin khác

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

(LĐTĐ) Phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).
Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành “nói đi đôi với làm và làm ngay”

(LĐTĐ) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Đại biểu Quốc hội: Trạm thu phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Đại biểu Quốc hội: Trạm thu phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe?

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, về viễn thông, các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được quốc tế hóa. Chúng ta cũng dùng các tiêu chuẩn như các quốc gia trên thế giới. Khi một trạm được phát sóng thì phải được các đơn vị đến kiểm định, đạt tiêu chuẩn mới được phát sóng.
Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh dược, thực phẩm chức năng

Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh dược, thực phẩm chức năng

(LĐTĐ) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nhất là trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không gian mạng không khác gì không gian thực

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không gian mạng không khác gì không gian thực

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, không gian mạng không khác gì không gian thực, nếu không gian thực có bộ, ngành, địa phương, thì không gian mạng cũng có bộ, ngành, địa phương… Chỉ khi nào việc của nhà nào, nhà đó thực hiện, ai làm gì trong thế giới thực, thì lên đó thực hiện công tác quản lý ở không gian mạng, thì không gian mạng mới lành mạnh được.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí phải thay đổi công nghệ!

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí phải thay đổi công nghệ!

(LĐTĐ) Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Trong phiên làm việc buổi sáng, có 94 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng 12/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, đã triển khai quy chế hệ thống kê đơn điện tử quốc gia. Đây là hệ thống quản lý thống nhất trên toàn quốc, giúp cho các cơ sở y tế, nhà thuốc kê đơn quản lý đơn thuốc, giám sát hoạt động bán thuốc theo quy trình minh bạch; tất cả các nhà thuốc phải cập nhật thông tin mỗi khi phát hành hoặc bán thuốc theo đơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về quản lý thực phẩm chức năng

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về quản lý thực phẩm chức năng

(LĐTĐ) Chiều 11/11, chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, nhiều đại biểu đã đề cập đến thực phẩm chức năng tràn lan trên thị trường với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật...
Xem thêm
Phiên bản di động