Tính toán phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam:

Chênh lệch nhau trên 32 tỉ đô - la và trách nhiệm giải trình

(LĐTĐ) Hôm nay (9/7) một số báo đồng loạt đăng tin, Bộ Kế hoạch- Đầu tư (KHĐT) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ này dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng với chiều dài hàng nghìn km tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với đề xuất của Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT).  
Dự án cao tốc Bắc - Nam: Nên tạo cơ chế để doanh nghiệp trong nước tham gia
Cao tốc Bắc-Nam: Còn rất nhiều việc phải làm

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề dẫn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với các kịch bản lựa chọn gồm: Nâng cấp tuyến đường sắt hiện đại có tốc độ khai thác 80-90km/h tàu khách và 50-60km/h tàu hàng; Nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200km/h; Nâng cấp tuyến đường sắt hiện đại tốc độ 70km/h cho tàu khách địa phương và tàu hàng. Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa chỉ khai thác cho tàu khách có tốc độ 320km/h, tốc độ thiết kế 350km/h.

Chênh lệch nhau trên 32 tỉ đô - la và trách nhiệm giải trình
Dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam mỗi bộ đang tính toán một kiểu (ảnh minh họa)

Bộ KHĐT cho rằng, yếu tố tốc độ là vấn đề then chốt của đường sắt tốc độ cao và có thể thấy rằng đường sắt tốc độ cao hiệu quả khi tốc độ khai thác tối đa là 200 km/h như các nước đã làm. Theo số liệu đánh giá của Hà lan và Đức thì tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam là 200 km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư Dự án này sẽ khoảng 26 tỷ USD (giảm trên 30 tỷ USD so với tổng mức đầu tư Bộ Giao thông Vận tải trình). Ngoài ra chưa tính đến các yếu tố khác như sự hợp lý của hướng tuyến giảm chiều dài tuyến đường thì tổng mức đầu tư còn tiếp tục giảm. Với tốc độ khai thác 200 km/h, thời gian Hà Nội đi TP.HCM chỉ mất khoảng 8 giờ là khá hợp lý. Phương án này phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ làm giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí vận tải của nền kinh tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả…

Trước đó, tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 1281/TTr-BGTVT ngày 14/2/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị phương án lựa chọn thực hiện đầu tư dự án theo kịch bản 3 với các nội dung chính: Dự án có mục tiêu để cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải; (2) Quy mô Dự án có tổng chiều dài khoảng 1.559 km, khổ đường 1.435m gồm 24 ga, 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 đề - pô, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng; Tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác 320 km/h; Tổng mức đầu tư 1.344.459 tỷ đồng (tương đương 58,7 tỷ USD), vốn nhà nước chiếm 80%, vốn tư nhân chiếm 20%; Thời gian thực hiện 2 giai đoạn: từ năm 2020 – 2032 thực hiện đầu tư đoạn Hà Nội – Vinh và Nhà Trang – Tp.HCM, từ 2032-2050 thực hiện đầu tư đoạn Vinh – Nha Trang.

Nếu theo hai phương án mà hai bộ đưa ra tổng tiền đầu tư chênh lệnh nhau lên tới 32,7 tỉ USD (tính theo giá đô- la hiện hành chênh lệnh lên tới trên 700 nghìn tỷ đồng) là điều đáng bàn.

Như chúng ta đã biết, Bộ KHĐT và Bộ GTVT dẫu là hai bộ khác nhau về chức năng, nhưng đều là cơ quan của Chính phủ; bộ trưởng đều là thành viên Chính phủ, thế nên ngoài chức năng quản lý chuyên ngành, còn tham mưu cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến công tác điều hành và quản lý Nhà nước. Bởi vậy, trong công tác tham mưu ngoài phân định rành ròi trách nhiệm, các bộ cũng phải phối kết hợp để đưa ra những phương án tốt nhất. Song không hiểu lý do gì mỗi bộ đưa ra một kiểu. Ví dụ điển hình nhất là dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam.

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ thì “Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật”. Còn “Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật”.

Nếu căn cứ chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ KHĐT mới là bộ trình Chính phủ, Thủ tướng phương án thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam dựa trên nguyên tắc lấy ý kiến tổng hợp giữa các Bộ GTVT, Tài chính… Tuy nhiên, nhìn vào số liệu về lập dự toán chênh lệnh nhau về con số tuyệt đối quá lớn liên quan dự án trên có thể nhận thấy hai vấn đề cần phải nêu ra, đó là: Công tác tính toán về mặt toán học đến dự án thực sự có vấn đề. Đồng thời, tính cát cứ giữa các bộ ngành trong việc xây dựng dự án đang rất lớn! Đây là vấn đề mà các bộ cần phải có trách nhiệm giải trình.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Giáo viên từ  tỉnh xa về Hà Nội "tầm sư học đạo" về "Hạnh phúc trong giáo dục"

Giáo viên từ tỉnh xa về Hà Nội "tầm sư học đạo" về "Hạnh phúc trong giáo dục"

(LĐTĐ) Hội thảo "Hạnh phúc trong giáo dục 2024" thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người làm trong ngành giáo dục. "Tôi đã thu nhận được những kỹ năng và phương pháp thực sự hữu ích, như cách giao tiếp với học sinh làm sao để khơi dậy năng lực tư duy của các em", cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, giáo viên trường Marie Curie Hà Nội, hào hứng cho biết ngay sau khi tham gia các chia sẻ chuyên đề tại hội thảo.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm

Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Sáng 25/11, xảy ra vụ cháy tại tầng 3, quán bar Titan (39 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thông tin ban đầu, khu vực xảy ra cháy là nhà hàng kinh doanh ăn uống. Ngọn lửa lan nhanh cùng với các vật liệu dễ cháy, khói bốc cao, khiến nhiều người hoảng sợ.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

(LĐTĐ) Hôm nay (25/11/2024), giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh, dầu WTI tăng 5,5%, dầu Brent tăng 5,8%. Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh kỳ tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

(LĐTĐ) Hôm nay 25/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng.

Tin khác

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Xem thêm
Phiên bản di động