Hội làng nơi phố thị

(LĐTĐ) Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, sở hữu nhiều di sản và lễ hội nhất cả nước. Trong đó, hội làng những ngày đầu Xuân là nét văn hóa đặc sắc, giữ vai trò bảo tồn, phát huy đời sống tinh thần của người dân thành thị trong nhịp sống hiện đại.
Nét đẹp truyền thống lễ hội làng Vạn Phúc Đặc sắc lễ rước kiệu tại hội làng truyền thống xã Thượng Lâm - Đồng Tâm

Mùa Xuân đến mang theo hơi thở nồng nàn của đất trời, khởi đầu năm mới, vạn vật sinh sôi nảy nở. Vì thế, đây cũng là mùa của lễ hội, mùa để người dân Thăng Long xưa nói riêng và người Việt nói chung được vui chơi, giải trí trong lúc nông nhàn, chuẩn bị một năm lao động miệt mài tất bật.

Hội làng nơi phố thị
Hội làng ngày đầu Xuân là nét văn hóa đặc sắc.

Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng lễ hội. Theo thống kê, nơi đây có hơn 1.000 lễ hội và chủ yếu tập trung vào dịp đầu năm. Có thể kể đến những lễ hội độc đáo, nổi tiếng không chỉ với người dân Hà Nội mà còn lan ra cả nước, là “điểm hẹn” mỗi dịp xuân về mọi người tụ tập, hội ngộ như Lễ hội gò Đống Đa - hoạt động “mở màn” cho mùa lễ hội của Hà Nội được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng.

Tiếp theo là một loạt lễ hội đã trở thành thông lệ, được tổ chức đúng ngày và đều đặn theo truyền thống từ nhiều đời nay, như Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng; Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Nội, khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến ngày 18 tháng Giêng trên địa bàn huyện Đông Anh; Lễ hội Gióng (diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…

Bên cạnh đó, Hà Nội còn các hội chùa Tây Phương, hội chùa Thầy, hội đền Kim Mã, hội đền Và, hội đình Định Công…

Trong kho tàng văn hóa đồ sộ ấy, điều đặc sắc nhất của Hà Nội hiện nay là nhiều hội làng vẫn được thường xuyên tổ chức ngay trong lòng phố thị nhộn nhịp, tạo nên nếp sinh hoạt tinh thần cho người dân địa phương.

Dạo phố phường Hà Nội sẽ thấy Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là một trong số ít những ngôi làng hiếm hoi còn giữ được nét xưa đậm chất “làng”. Từ giếng nước, cây đa, sân đình hay những con đường đất đến những ngôi nhà mái ngói cổ kính rêu phong, với những dấu chữ Hán còn ghi lại, khiến ai đến đây cũng đều cảm nhận ngôi làng như một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc ồn ã của xã hội hiện đại.

Một điều đã trở thành nét đặc trưng riêng của làng là khi ăn Tết xong, làng Triều Khúc sẽ mở hội tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Năm nào cũng thế, làng khai hội vào mùng 9 Tết Nguyên đán, kéo dài đến ngày 11.

Ngày nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ, mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến, bởi trong không gian lễ hội có rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn. Nổi bật nhất là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân.

Trong mỗi lần hội làng, ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Điệu múa bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp “kiểu cách”, “sang chảnh” không phải ai cũng bắt chước được.

Rời làng Triều Khúc, lễ hội Rước xôi tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cũng là lễ hội được nhân dân tổ chức tưng bừng vào ngày mùng 7 - 8 tháng Giêng. Lễ hội Rước xôi của làng được coi là ngày lễ tôn vinh hạt gạo, cầu xin mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình yên ấm. Tây Mỗ trong những ngày hội rộn ràng cờ hoa dọc đường chính lát gạch cổ dẫn đến tận sân đình. Mỗi năm, nhân dân dâng 3 cỗ xôi lên Thành hoàng làng để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Phường Tây Mỗ hiện có 6 tổ dân phố, luân phiên hằng năm làm lễ rước xôi. Vào ngày hội, tổ dân phố làm lễ phải chọn ra một gia đình tiêu biểu trong tổ đăng cai lễ hội năm ấy thực hiện việc thổi xôi. Gia đình được chọn phải là gia đình nề nếp, gương mẫu và đặc biệt phải còn song toàn cả cụ ông, cụ bà, con cháu phương trưởng.

Cũng vào ngày mùng 8 âm lịch hàng năm, người dân làng Thị Cấm, phường Xuân Phương, (quận Nam Từ Liêm) lại tập trung tại sân đình làng để tham gia Lễ hội thi nấu cơm đầu xuân năm mới. Lễ hội thi nấu cơm tại làng Thị Cấm là một nét văn hóa đặc biệt được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới công lao của Thành hoàng Phan Tây Nhạc (đời Vua Hùng thứ 18) cùng 3 vị công chúa đã có công dẹp giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống cho người dân.

Theo tìm hiểu, làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội (10 người một đội) thi thổi cơm. Mỗi đội được Ban tổ chức phát 1kg thóc để nấu cơm. Hội thi vẫn giữ nguyên cách tạo lửa xưa bằng cách “kéo lửa”. Từ lúc giã gạo đến khi kết thúc thời gian chỉ kéo dài một giờ đồng hồ. Người dân làng Thị Cấm tin rằng giáp nào giành chiến thắng trong cuộc thi thì năm ấy mọi người trong giáp đó sẽ ấm no, làm ăn thuận lợi…

Trên đây chỉ là số ít trong số hàng ngàn lễ hội truyền thống độc đáo của Thủ đô. Lễ hội là một cách trao truyền văn hóa hết sức kì diệu, thiết thực mà người xưa đã cố gắng gìn giữ cả ngàn năm.

Hà Nội ôm những dấu tích thật thà, chân chất thành một nét đặc trưng rồi thầm lặng chứng minh vẫn còn đó “hội làng” trong cái Tết nơi phố thị, thể hiện niềm yêu thương quê hương làng xóm, nơi chôn rau cắt rốn đằm sâu trong mỗi người dịp mùa hội.

Phương Ngân

Nên xem

Nhiều hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Nhiều hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tổ chức triển khai “Tháng cao điểm kết nạp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”, kết nạp đoàn viên “Đợt 95 năm Công đoàn Việt Nam”; phát hiện, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét bồi dưỡng, kết nạp...
Kết nạp quần chúng ưu tú vào đảng luôn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

Kết nạp quần chúng ưu tú vào đảng luôn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Đống Đa Nguyễn Anh Cường khẳng định, Quận ủy Đống Đa luôn xác định kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Hằng năm, Quận ủy giao chỉ tiêu kết nạp đảng cho các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, trong đó tập trung, quan tâm vào phát triển Đảng là các đối tượng: Giáo viên ở các cấp phổ thông, học sinh các trường phổ thông, y bác sĩ, nhân viên y tế, người lao động trong các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Cán bộ, đảng viên cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các vấn đề thời sự

Cán bộ, đảng viên cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các vấn đề thời sự

(LĐTĐ) Việc cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên rất quan trọng, đặc biệt là với những vấn đề “nóng”, phức tạp. Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho rằng, khi được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, cán bộ, đảng viên sẽ là người tuyên truyền, phổ biến đến quần chúng nhân dân, định hướng tư tưởng, định hướng dư luận.
Giá vàng SJC đồng loạt đi xuống

Giá vàng SJC đồng loạt đi xuống

(LĐTĐ) Giá vàng SJC trong nước đồng loạt đi xuống trong phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm từ 100.000 - 300.000 đồng/lượng, về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hà Nội sơ kết việc thực hiện một số nội dung quan trọng về công tác xây dựng Đảng

Hà Nội sơ kết việc thực hiện một số nội dung quan trọng về công tác xây dựng Đảng

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện 3 văn bản quan trọng của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (gồm: Đề án số 20-ĐA/TU, Quy định số 09-QĐ/TU và Kế hoạch số 121-KH/TU). Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo chủ trì hội nghị.
Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao kiến thức về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Chiều 7/5, hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, quận Nam Từ Liêm đã tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024, với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức.
Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.

Tin khác

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động