Nét đẹp truyền thống lễ hội làng Vạn Phúc
Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu trên địa bàn Thành phố Tưng bừng khai hội gò Đống Đa Xuân Quý Mão 2023 Những hình ảnh Lễ khai hội gò Đống Đa Xuân Quý Mão 2023 |
Theo truyền thuyết, làng Vạn Phúc có hai ngôi đình thờ vị phúc thần của làng là Uy Mang và Hồng Bác, con Vua Hùng thứ 17 - Hùng Nghị Vương. Giống như bao làng quê Bắc bộ khác, lễ hội truyền thống làng Vạn Phúc là dịp để những người con sinh ra tại đây bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân những vị thần đã có công gây dựng quê hương, làng mạc.
![]() |
Lễ hội làng Vạn Phúc diễn ra từ ngày 5-6/1 âm lịch hàng năm. Lễ rước kiệu ra bờ sông lấy nước. Nước được lấy từ giữa sông Hồng nơi giáp danh giữa xã Duyên Hà, xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) và xã Văn Đức (huyện Gia Lâm). |
Lễ hội còn là dịp để giáo dục con cháu về nét đẹp truyền thống quê hương, là dịp để mỗi người dân thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm. Lễ hội truyền thống đình làng Vạn Phúc gồm hai phần: Phần lễ và phần hội.
Là một lễ hội truyền thống nên phần lễ của lễ hội đình làng Vạn Phúc luôn được tổ chức một cách tôn nghiêm theo đúng những nghi thức của ông cha ta truyền lại để tưởng nhớ hai vị thần. Chính hội vào ngày mùng 5 tháng Giêng, sẽ diễn ra lễ hội rước kiệu ra bờ sông xin nước.
Phần hội là phần mang tính chất giải trí bao gồm nhiều trò chơi dân gian như đập niêu, phi tiêu, nhảy bao bố, giao lưu văn nghệ…
![]() |
Giao lưu văn nghệ hát quan họ được tổ chức ở giếng đình trong dịp lễ hội. |
Ông Nguyễn Văn Nhâm, tổ tế nam quan cho biết: “Lễ hội truyền thống góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân làng Vạn Phúc, giúp mỗi người thêm yêu, thêm tự hào về truyền thống quê hương, từ đó đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày thêm phát triển”.
Không chỉ trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đều đặn hàng năm có tác dụng giáo dục truyền thống con cháu hướng về cội nguồn, đến với hội làng, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hoá Việt Nam vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Hội làng vì thế đi vào tiềm thức của mỗi người một cách sâu đậm và trở thành một phong tục tốt đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chung tay xây dựng môi trường học tập “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong BXH các doanh nghiệp chú trọng đến phát triển bền vững

Tetra Pak Bình Dương hoàn thành lắp đặt gần 5.900m2 tấm năng lượng mặt trời

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Lan tỏa lợi ích tích cực từ Hội thi "Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ"

Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

Tràn lan vi phạm lấn chiếm vỉa hè ở khu "phố sinh viên"
Tin khác

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2022
Chỉ đạo - Điều hành 23/03/2023 16:33

Ông Nguyễn Huy Cường làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thủ đô 23/03/2023 16:26

Giữ gìn hương vị chè kho Đại Đồng
Thủ đô 23/03/2023 11:05

Bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Nội: Quyết giữ lại 3.164 hồ, ao
Thủ đô 23/03/2023 10:03

Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ
Nhịp sống Thủ đô 22/03/2023 22:34

Hà Nội: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là tiêu chí đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ
Chỉ đạo - Điều hành 22/03/2023 18:21

Hà Nội: Gặp mặt chiến sĩ cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm “chiến thắng trở về”
Thủ đô 22/03/2023 15:35

Phát huy thế mạnh nông nghiệp từ mô hình sản xuất rau an toàn
Thủ đô 22/03/2023 15:32

Hơn 92% đảng viên quận Bắc Từ Liêm sử dụng Sổ tay đảng viên
Nhịp sống Thủ đô 22/03/2023 13:35

Hà Nội: Hỗ trợ thanh niên kinh doanh trên nền tảng số
Thủ đô 22/03/2023 09:21