Học sinh lớp 1 học theo chương trình mới nổi trội hơn về một số mặt

Theo tổng hợp kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 của các địa phương, tất cả trường Tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định. Trong đó, học sinh lớp 1 có một số mặt nổi trội hơn các lứa học sinh đã học Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2006.
Ngành Giáo dục xác định 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cảnh báo tin giả về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 Linh hoạt trong đánh giá kết quả năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, 2

Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Tiểu học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&DT) tổ chức vào sáng 12/8. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu tại Bộ GD&ĐT, 63 điểm cầu tại 63 Sở GD&ĐT và hơn 700 điểm cầu đến các Phòng GD&ĐT cấp quận, huyện. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.

Theo Bộ GD&ĐT, tổng hợp kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 của các địa phương cho thấy, tất cả trường Tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định. Trong đó, học sinh lớp 1 có một số mặt nổi trội hơn các lứa học sinh đã học CTGDPT 2006. Cụ thể, học sinh lớp 1 năm nay mạnh dạn, tự tin hơn, biết nêu quan điểm cá nhân và cơ bản là đọc thông, viết thạo ngay trong học kỳ I, sau đó được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ II. Đây là thành quả từ những nỗ lực, tâm huyết của từng cá nhân nhà giáo, học sinh, phụ huynh và tập thể nhà trường, các địa phương cũng như toàn ngành Giáo dục.

Học sinh lớp 1 học theo chương trình mới nổi trội hơn về một số mặt
Kế hoạch dạy học môn học lớp 1 được xây dựng phù hợp với điều kiện của nhà trường và trình độ học sinh. (Ảnh minh họa)

Khi triển khai CTGDPT 2018, từ chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt, năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên. Kế hoạch dạy học môn học lớp 1 được xây dựng phù hợp với điều kiện của nhà trường và trình độ học sinh. Sách giáo khoa và các nguồn học liệu, thiết bị dạy học được khai thác, sử dụng hiệu quả, phù hợp thực tiễn.

Quá trình dạy học, đối với một số ngữ liệu chưa phù hợp trong sách giáo khoa, giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn đã chủ động trao đổi để lựa chọn ngữ liệu tương đương, quen thuộc, gần gũi với đời sống và giảng dạy cho học sinh. Bộ GD&ĐT cũng kịp thời chỉ đạo các nhà xuất bản, tác giả sách giáo khoa thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để hỗ trợ giáo viên khắc phục khó khăn trong quá trình sử dụng. Theo đó, sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và bộ sách Cánh Diều đã có một số chỉnh sửa, được hiệu đính để chất lượng được tốt hơn.

Đối với các lớp đang thực hiện CTGDPT 2006, từ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các địa phương tiếp tục chỉ đạo nhà trường thực hiện đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh; chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò. Nội dung chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là đối với các môn học bắt buộc được rà soát theo hướng tinh giản những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng lớp; tinh giản nội dung trùng lặp và tích hợp một số nội dung trong cùng môn học và giữa các môn học thành các chủ đề học tập trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

Để triển khai hiệu quả tính kết nối của CTGDPT 2006 và CTGDPT 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kì II năm học 2020-2021 và được cơ sở giáo dục Tiểu học nghiêm túc triển khai. Thực tiễn cho thấy, việc điều chỉnh (trong đó có các nội dung bổ sung, các hình thức lồng ghép, tích hợp) chương trình lớp 5 có ý nghĩa quan trọng đối với việc đáp ứng chương trình lớp 6 sẽ được dạy theo CTGDPT 2018 từ năm học 2021-2022 này. Các giáo viên và cán bộ quản lý thông qua đó cũng nâng cao nhận thức và hình thành năng lực điều chỉnh các nội dung dạy học trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của chương trình và phù hợp điều kiện thực tế.

Bên cạnh đó, công tác phổ cập giáo dục, dạy học tiếng dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… tiếp tục đạt kết quả tích cực. 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, đạt tỷ lệ 100%. Ở những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, với phương châm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học và đảm bảo duy trì, củng cố kết quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, các nhà trường căn cứ số lượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất đã tổ chức dạy học lớp ghép với số lượng học sinh và trình độ đảm bảo đúng quy định.

Năm học 2020-2021, các cơ sở giáo dục Tiểu học cũng tích cực đổi mới, đa dạng hoá hình thức dạy học như dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình… nhằm khắc phục tác động của dịch Covid-19 và tạo điều kiện cho học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi, hoàn thành chương trình đảm bảo tiến độ, chất lượng. Để tạo hành lang pháp lý với mục đích hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Qua đó, giúp việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bồi dưỡng giáo viên phục vụ dạy học trực tuyến ở các nhà trường được hiệu quả, chất lượng.

Được biết, năm học 2020-2021 là năm đặc biệt với ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng khi lần đầu tiên cả nước thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1. Năm học diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến học sinh chỉ có thể trở lại trường học chính thức sau ngày khai giảng 5/9; học sinh lớp 1 không có 2 tuần làm quen nền nếp, môi trường học tập như các năm học trước. Trước đó, suốt nhiều tháng kể từ học kỳ II năm học 2019-2020, không ít địa phương vì ảnh hưởng của dịch đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường; thầy trò từng bước làm quen và chuyển dần sang dạy học trực tuyến.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Gần một tháng qua, tỉnh Nghệ An xôn xao về sự việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học ở huyện Nam Đàn bị truy thu nhiều tỷ đồng do chưa đóng đủ tiền BHXH trong nhiều năm liền.
Lượt tải ứng dụng ChatGPT vượt mốc 150 triệu: Cơn sốt tính năng "Images in ChatGPT"

Lượt tải ứng dụng ChatGPT vượt mốc 150 triệu: Cơn sốt tính năng "Images in ChatGPT"

Ứng dụng ChatGPT của OpenAI đã đạt được cột mốc ấn tượng khi lượt tải của nó vượt qua con số 150 triệu. Thành công này đến sau khi công ty tung ra tính năng mới "Images in ChatGPT", cho phép người dùng tạo ra hình ảnh mang phong cách Ghibli, từ đó gây sốt trên mạng xã hội và thúc đẩy sự gia tăng đáng kể về lượt tải và người dùng.
Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Một ngày đầu năm 2025, có dịp ghé thăm Tổ dân phố số 10, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là những con đường trong ngõ phong quang, sạch sẽ, hai bên treo cờ hoa rực rỡ. Khó có thể tưởng tượng rằng, chỉ một năm trước đây, nơi này còn là những con đường đầy "ổ gà", "ổ voi" và ngập nước mỗi khi trời mưa.
Nỗ lực chăm lo cho tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Nỗ lực chăm lo cho tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội luôn đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, và đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ).
Triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn

Triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn

Chiều 2/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý tài chính Công đoàn và thành lập Công đoàn cơ sở, quản lý đoàn viên năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

LĐLĐ thị xã Sơn Tây tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây Hứa Đức Tuấn cho biết, qua công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 giúp cán bộ Công đoàn cơ sở nắm bắt được những nội dung mới của Luật Thủ đô năm 2024. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Sức lan tỏa từ Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên”

Sức lan tỏa từ Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên”

Ngày 2/4, Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Long Biên” lần thứ nhất, năm 2025. Theo đó, dựa trên đánh giá khách quan, nghiêm túc, công bằng về Chuyên môn và lượt Tương tác, Ban Tổ chức đã trao 26 giải Chuyên môn và 22 Giải Tương tác cho các tác phẩm xuất sắc.

Tin khác

Nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới

Nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học đã thông báo tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở rộng tổ hợp xét tuyển, thêm ngành học mới với nhiều lĩnh vực đào tạo, từ đó tăng cơ hội cho các thí sinh.
Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12

Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12

Thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong năm học 2024 - 2025 phải đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tại trường nơi học lớp 12.
Danh mục mã số các trường THPT công lập năm học 2025 - 2026

Danh mục mã số các trường THPT công lập năm học 2025 - 2026

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh mục mã số các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026. Học sinh căn cứ danh mục này để điền vào Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Tối 30/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 1186 về phê duyệt Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026.
Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Ngày 29/3, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Cổ Loa (huyện Đông Anh) đã diễn ra chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng danh tiếng cùng hơn 2.000 học sinh THPT.
Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Theo kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thi sẽ được công bố vào 8h ngày 16/7.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Với dạng thức mới của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), phiếu trả lời trắc nghiệm và cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm cũng có những thay đổi mà thí sinh cần lưu ý để có kết quả chính xác nhất.
Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm (gọi tắt là Thông tư số 29) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau hơn một tháng triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động