Đưa kiến thức pháp luật đến với công nhân lao động

Hiệu quả từ “kênh” công đoàn

(LĐTĐ) Trong khi trình độ nhận thức xã hội, pháp luật của một bộ phận không nhỏ CNLĐ còn hạn chế, việc vi phạm pháp luật lao động và các chế độ chính sách của người lao động vẫn diễn ra phổ biến, việc bảo vệ người lao động thông tuyên truyền, tư vấn, giáo dục pháp luật và trực tiếp can thiệp, trợ giúp pháp lý cho người lao động luôn là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn. 
hieu qua tu kenh cong doan “Tết sum vầy” đã trở thành ngày hội của người lao động
hieu qua tu kenh cong doan Xứng đáng điểm tựa vững chắc của CNLĐ

Thiếu hiểu biết, thiệt bản thân

Cho rằng mình chỉ thuộc dạng lao động phổ thông (bảo vệ), lại làm việc cho doanh nghiệp tư nhân nên nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Long (Hoài Đức, Hà Nội) không hề quan tâm tới hợp đồng lao động (HĐLĐ) hay các chế độ thuộc quyền lợi của người lao động như: BHXH, BHYT, BHTN, trợ cấp thất nghiệp… Theo suy nghĩ của anh Long, các chế độ này thường dành cho cán bộ nhà nước hoặc người lao động ở các doanh nghiệp lớn.

hieu qua tu kenh cong doan

Cán bộ Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội tư vấn pháp luật cho CNLĐ khu công nghiệp Bắc Thăng Long

“Tôi vẫn nghĩ rằng những người lao động phổ thông như chúng tôi không được ký HĐLĐ và cũng không thể có BHYT, BHXH, hơn nữa, có việc làm ổn định, có thu nhập thế là tốt rồi còn đòi hỏi gì, đòi hỏi quyền lợi lỡ chủ doanh nghiệp đuổi việc thì còn tệ hơn...”, anh Nguyễn Văn Long nói. Mọi việc vẫn cứ sẽ tốt đẹp theo suy nghĩ của anh Long nếu như không có một ngày, Công ty sắp xếp lại nhân sự của các bộ phận.

Lấy lý do anh Long tuổi đã cao, sức khỏe không còn tốt, Công ty đã tuyển một nhân viên bảo vệ mới buộc anh Long phải ra đi với hai bàn tay trắng, không được nhận một chút trợ cấp nào. Qua một lần theo dõi cuộc giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật đối với người lao động trên báo Lao động Thủ đô điện tử, được chuyên gia giải thích, anh Long mới “vỡ lẽ” rằng như vậy là mình rất thiệt thòi, nhưng mọi sự đã muộn.

Ông Nguyễn Đức Vinh- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình thì đề xuất công tác tuyên truyền tư vấn pháp luật cần đa dạng hóa hơn về cách thức, phương pháp và LĐLĐ Thành phố cần có những hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu cho một số tư vấn viên về các nội dung pháp luật Lao động, tố tụng, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án, nhất là hỗ trợ tư vấn viên được tham gia học tập chuyên sâu tại Học viện Tư pháp để đạt tới trình độ Luật sư.

Cũng với suy nghĩ “chỉ cần có việc làm là tốt chứ không quan tâm đến HĐLĐ hay các chế độ chính sách khác” nên dù phải làm việc tại một cơ sở tái chế nhựa- loại công việc nặng nhọc, vất vả, độc hại nhưng anh Phan Văn Hùng (huyện Đông Anh, Hà Nội) không được hưởng bất cứ chế độ nào, kể cả BHXH hay BHYT mà không dám đòi hỏi.

“Tôi không hiểu các quy định pháp luật về quyền lợi người lao động nên không dám đòi hỏi gì. Trước đây, tôi vốn thất nghiệp, giờ việc làm ổn định, lương 5 triệu đồng/tháng vậy là tốt rồi”, anh Hùng nói. Ở nhiều trường hợp khác, người lao động biết doanh nghiệp lách luật để trốn đóng bảo hiểm, cố tình “bỏ quên” quyền lợi của người lao động nhưng cũng đành “ngậm bồ hòn” vì sợ thắc mắc sẽ bị chủ sử dụng lao động cho thôi việc. Với họ, có thu nhập để trang trải cuộc sống trước mắt mới là quan trọng.

Những dẫn chứng trên cho thấy, kiến thức pháp luật của CNLĐ còn rất hạn chế. Nói về trình độ hiểu biết pháp luật của người lao động, bà Vũ Thị Trình, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng nhận xét: Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tuyển dụng lao động phần lớn là lao động phổ thông, việc nắm bắt pháp luật của họ hạn chế, từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường trong quan hệ lao động. Người lao động bị chèn ép, mất quyền lợi mà chính họ cũng không biết và không hiểu rõ những quy định của pháp luật.

Tăng cường đưa pháp luật đến với người lao động

Trước thực trạng phổ biến việc vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động có một phần do người lao động thiếu hiểu biết pháp luật, các cấp công đoàn Thủ đô luôn đặc biệt quan tâm, xúc tiến nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, nhất là CNLĐ trong DN ngoài nhà nước.

Điển hình, Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn Hà Nội cùng với tổ tư vấn pháp luật công đoàn các quận, huyện, ngành đã tích cực hoạt động, phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động với hình thức đa dạng như tư vấn tại trụ sở đơn vị, tư vấn qua điện thoại, tư vấn lưu động tại doanh nghiệp đồng thời chủ động, tích cực tham gia giải quyết các xung đột pháp lý trong quan hệ lao động, hỗ trợ pháp lý cho người lao động.

Bà Vũ Thị Hương Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội cho biết, riêng trong năm 2018, Trung tâm đã thực hiện tư vấn trực tiếp tại trụ sở cho 275 người về những nội dung của Luật cán bộ công chức, Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp… và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động.

Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện tư vấn qua các hình thức khác như: Tư vấn qua điện thoại, tư vấn thông qua website của LĐLĐ Thành phố và hộp thư điện tử của Trung tâm tới rộng rãi đoàn viên, CNVCLĐ. Song song với tư vấn trực tiếp tại trụ sở và các hình thức đa dạng như trên, Trung tâm TVPL Công đoàn Hà Nội còn chú trọng đẩy mạnh hoạt động tư vấn lưu động, đến với cơ sở, người lao động.

Tại cấp trên cơ sở, LĐLĐ các quận, huyện Công đoàn ngành cũng chú trọng triển khai các hoạt động tuyên truyền tư vấn pháp luật cho người lao động. Chẳng hạn, LĐLĐ huyện Gia Lâm đã chủ động xây dựng chương trình công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật ngay từ đầu năm, triển khai tới 100% CĐCS, duy trì tổ tư vấn pháp luật của LĐLĐ huyện và 15 nhóm tư vấn pháp luật tại cơ sở, 4 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.

LĐLĐ huyện đã trực tiếp giải đáp, hướng dẫn, trả lời bằng văn bản, tư vấn trên điện thoại, đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, tư vấn thường xuyên tại doanh nghiệp, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho CĐCS v.v... “Hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật của các cấp công đoàn Thủ đô đã từng bước tạo niềm tin pháp lý cho đoàn viên công đoàn, người lao động và CĐCS” - bà Vũ Thị Hương khẳng định.

Còn nhiều khó khăn

Sự cố gắng nỗ lực của các cấp công đoàn Thủ đô trong công tác tư vấn pháp luật đối với người lao động đã mang lại hiệu quả thấy rõ, tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế của CNVCLĐ và còn gặp nhiều khó khăn.

Bà Vũ Thị Hương Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận: Công tác tư vấn pháp luật chưa được các cấp công đoàn quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian và kinh phí cho các hoạt động tư vấn tại cơ sở, chất lượng tư vấn chưa cao do kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn ít, mạng lưới tư vấn cơ sở trình độ nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật còn mỏng, đều là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động tư vấn pháp luật chưa nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn của rộng rãi đối tượng CNVCLĐ.

Trong khi đó, ông Ngô Đức Cường- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy cho rằng, ý thức chấp hành pháp luật nói chung, Luật Lao động nói riêng của chủ sử dụng lao động còn chưa nghiêm. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa “mặn mà” với việc gia nhập và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động nên công đoàn rất khó tiếp cận với CNLĐ để tuyên truyền, tư vấn pháp luật.

Để đưa pháp luật đến với CNVCLĐ hiệu quả hơn, giúp người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, bà Vũ Thị Hương cho rằng, trước hết cần tạo chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho CNLĐ. Cùng đó, cần tăng cường phân cấp và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn, đánh giá hiệu quả về công tác này.

Ông Nguyễn Đức Vinh- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình thì đề xuất công tác tuyên truyền tư vấn pháp luật cần đa dạng hóa hơn về cách thức, phương pháp và LĐLĐ Thành phố cần có những hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu cho một số tư vấn viên về các nội dung pháp luật Lao động, tố tụng, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án, nhất là hỗ trợ tư vấn viên được tham gia học tập chuyên sâu tại Học viện Tư pháp để đạt tới trình độ Luật sư.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai đa dạng các hoạt động với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, trực tiếp phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những nội dung liên quan đến Tháng Công nhân năm 2024.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm sẽ chủ động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, bổ sung và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.
Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động