Hiệu quả từ hệ thống camera giám sát giao thông
Phát động Cuộc thi tìm hiểu An toàn giao thông Thủ đô trên internet năm 2019 |
Giám sát giao thông từ điện thoại di động: Có xâm phạm đời tư? |
Giảm thiểu những vi phạm
Từ năm 2015, Công an thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát. Sau 5 năm thực hiện hệ thống camera giám sát đã phát huy hiệu quả tích cực và từng bước được nhân rộng tại các nút giao thông phức tạp. Theo quan sát thực tế của phóng viên, tại các nút giao thông có gắn camera, việc tuân thủ hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông được người điều khiển phương tiện thực hiện khá nghiêm túc.
Từ khi lực lượng chức năng tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm qua hệ thống camera giám sát, tình trạng vi phạm giao thông tại Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. |
Tại nút giao Phạm Hùng - Mễ Trì - Dương Đình Nghệ, mặc dù vào thời điểm giữa trưa, trời nắng gắt 40 độ C, nhưng tất cả người điều khiển phương tiện theo hướng từ Mễ Trì đi Dương Đình Nghệ đều nghiêm túc dừng xe khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ. Anh Phạm Đình Chiến (ở Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Do nút giao này rộng, thời gian đèn tín hiệu được cài đặt khá dài nên trước đây, nhiều người vẫn cố tình vượt đèn đỏ hoặc rẽ phải khi chưa được phép. Tuy nhiên, từ khi được lắp đặt camera giám sát giao thông, tình trạng vi phạm giao thông ở đây đã giảm đáng kể”.
Tương tự, tại nút giao Xuân Thủy - Nguyễn Phong Sắc, ngoài hệ thống giám sát gắn tại các chiều đường còn có lực lượng chức năng thường xuyên túc trực để điều tiết giao thông vào giờ cao điểm nên tình trạng ùn tắc giao thông tại đây đã giảm đi nhiều. Còn tại các nút giao thông Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch, Láng Hạ- Thái Hà, mặc dù có mật độ xe cộ lưu thông cao, tuy nhiên do được lắp đặt hệ thống camera giám sát nên tình trạng vượt đèn đỏ hay sai làn đường ít khi diễn ra.
Trong khi đó, tại các nút giao thông không có hệ thống camera giám sát cho thấy, tình hình giao thông diễn ra khá lộn xộn. Điển hình như tại tại ngã tư Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh tình trạng người dân vô tư vi phạm giao thông diễn ra khá phổ biến. Hay tại Nút giao Thái Hà - Hoàng Cầu, mặc dù đã có biển cấm rẽ trái, từ phía Thái Hà sang Hoàng Cầu, tuy nhiên, khi vắng mặt lực lương chức năng biển cấm này lập tức trở nên vô tác dụng. Tại các nút giao thông đoạn Tôn Thất Tùng - Ngã Tư Sở… tình trạng vượt đèn đỏ, lấn làn cũng diễn ra phổ biến.
Chị Đặng Thị Thêm (ở Chùa Láng, Đống Đa) cho biết, chị làm việc xa nhà nên phải đi qua khá nhiều con đường mới tới cơ quan. Theo quan sát của chị tuyến đường nào có lắp camera giám sát người dân sẽ tham gia giao thông có ý thức thức hơn, tình trạng vi phạm giao thông ít khi xảy ra.
“Theo tôi lắp đặt hệ thống camera trên các trục đường là việc làm cần thiết vừa giúp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân vừa mang tính răn đe. Vì nhiều người khi biết có camera giám sát ghi lại các hình ảnh vi phạm của mình sẽ cảm thấy sợ mà không dám vi phạm” - Chị Thêm chia sẻ.
Hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chức năng
Chia sẻ về hiệu quả mà hệ thống camera giám sát giao thông mang lại, Thiếu tá Đỗ Xuân Khoa,Tổ Trưởng Tổ Xử lý vi phạm giao thông - Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Hệ thống camera giám sát giao thông đã hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Hiện nay, toàn bộ vi phạm nổi cộm trên tuyến đường vành đai 3 trên cao như xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định, phương tiện đi ngược chiều... đều bị hệ thống camera, máy tính tự động ghi nhận.
Tất cả những hình ảnh này được thông tin trực tiếp xuống các tổ công tác làm nhiệm vụ kịp thời dừng xe, kiểm tra, xử lý ngay. Tính đến nay, tình hình vi phạm trên tuyến đường này đã giảm đáng kể, nhờ đó lực chức năng cũng đỡ vất vả hơn trong trong quá trình công tác. Bên cạnh việc hỗ trợ đắc lực trong xử lý vi phạm, các camera giám sát cũng giúp lực lượng chức năng phát hiện xử lý các lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chính xác hơn. Tránh trường hợp vi phạm do lỗi vô ý hoặc vi phạm trong tình huống bắt buộc nhưng vẫn bị xử phạt.
Hệ thống camera giám sát giúp lực lượng chức năng tại Trung tâm Điều khiển giao thông thành phố Hà Nội |
Về vấn đề này, theo Thiếu tá Lý Thị Thu Trang, Đội phó Đội Chỉ huy giao thông và Tín hiệu đèn (Công an thành phố Hà Nội): Hiện đơn vị đang quản lý gần 600 “mắt thần”, chưa kể đến hàng nghìn camera giám sát, quan sát của các đơn vị chức năng mà đang phối hợp thực hiện công tác chia sẻ, cập nhật dữ liệu. Các vi phạm giao thông đều được camera giám sát ghi lại và thông báo cho các đội để tiến hành xử phạt trực tiếp hoặc với những thời điểm diễn ra vi phạm nhưng không có lực lương chức năng làm nhiệm vụ gần đó thì các vi phạm này được cán bộ chiến sĩ của trung tâm in hình ảnh, gửi thông báo về địa chỉ của người đăng ký phương tiện để nộp phạt.
Trong 6 tháng đầu năm nay, qua hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng đã gửi thông báo phạt “nguội” gần 4.500 trường hợp vi phạm, tước giấy phép lái xe với hơn 600 giấy phép lái xe. Bên cạnh đó, đơn vị cũng phối hợp với các đội cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt trực tiếp 931 trường hợp vi phạm.Bên cạnh những hiệu quả đạt được, việc triển khai xử phạt các hành vi vi phạm qua camera giám sát cũng đang gặp một số khó khăn như hiện tại có nhiều phương tiện sang tay nhiều người nhưng không làm thủ tục sang tên hoặc có một số trường hợp người vi phạm không nhận được thông báo hoặc cố tình không tới nộp phạt.
Từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực, trong đó có những điểm mới liên quan đến “phạt nguội”, đơn vị sẽ mời chủ phương tiện vi phạm tới xác minh. Trong trường hợp chủ phương tiện không chứng minh phương tiện cho người khác mượn, cho thuê sẽ áp dụng xử phạt theo quy định mới. Với những trường hợp không đến nộp phạt theo quy định, cơ quan chức năng sẽ gửi dữ liệu sang Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông để xử phạt khi phương tiện đăng kiểm theo định kỳ...
Có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera giám sát đang phát huy hiệu quả một cách rõ rệt. Hiện việc lắp đặt camera giám sát đang dần được phủ kín các tuyến đường chính của thành phố với những tính năng nhận diện biển số xe, lưu hình ảnh làm căn cứ để xử lý vi phạm. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc lập chốt, xử lý tại chỗ chắc chắn sẽ ngăn ngừa vi phạm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15
Giá vé xe buýt tại Hà Nội từ 1/11/2024
Infographic 31/10/2024 09:13
Đồng Nai: Đưa vào khai thác dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM từ năm 2026
Giao thông 30/10/2024 11:57