Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố Phát triển đường sắt đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng thời kỳ phát triển mới Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1

Theo nhiều chuyên gia giao thông, vấn đề chính hiện nay của giao thông Hà Nội là sự gia tăng phương tiện cá nhân và tăng dân số cơ học, trong khi hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn và tai nạn giao thông nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề này cần hướng tới thiết kế những tuyến đường đa phương thức, đáp ứng nhu cầu của nhiều người, trong đó, cần đặc biệt ưu tiên cho người đi bộ.

Bởi thực tế cho thấy, đi bộ là một trong những nhu cầu cơ bản của người dân. Đi bộ cũng là yếu tố cấu thành của vận tải công cộng, nếu không gian đi bộ không liên tục, thuận tiện, an toàn thì vận tải hành khách công cộng sẽ rất khó phát triển. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển không gian đi bộ cho các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội cần được ưu tiên.

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 70 cầu vượt bộ hành ở các nút, các tuyến giao thông có mật độ lưu thông lớn và tại các khu vực gần bệnh viện, trường học.

Số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho thấy, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 70 cầu vượt bộ hành ở các nút, các tuyến giao thông có mật độ lưu thông lớn và tại các khu vực gần bệnh viện, trường học. Cầu vượt bộ hành, hầm đi bộ được xây dựng nhằm giúp cải thiện tình hình giao thông, giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, nhất là người đi bộ khi qua đường.

Qua thực tiễn quản lý, khai thác cũng như đánh giá của người dân, các cầu vượt bộ hành đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc thực hiện mục tiêu từng bước kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là các cầu trên phố Chùa Bộc tại cổng Học viện Ngân hàng; cầu tại cổng Trường Tiểu học Tân Mai; cầu trước cổng Bệnh viện Bạch Mai; cầu trên phố Tây Sơn trước cổng Trường Đại học Thủy lợi; cầu trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân...

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, anh Trần Văn Nam (sống tại khu vực đường Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa) chia sẻ: “Trước đây khi chưa có cầu vượt bộ hành trên phố Tây Sơn, sinh viên, người dân qua đường rất khó khăn, vất vả, thỉnh thoảng đã xảy ra va chạm giữa người đi bộ sang đường với các phương tiện giao thông. Từ ngày cầu vượt bộ hành được xây dựng, tình trạng lộn xộn, mất an toàn đã cơ bản chấm dứt. Có cầu vượt, chúng tôi yên tâm hơn mỗi khi qua đường. Đặc biệt, cầu vượt bộ hành nằm cạnh điểm xe buýt nên rất thuận tiện”.

Được biết, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố đầu tư thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ tại những vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trong đó, có một số vị trí như: Cầu vượt trên phố Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy); các đường/phố Lê Quang Đạo, Châu Văn Liêm, Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm); đường Hoàng Minh Thảo đoạn trước cổng phụ Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm); đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ); 2 vị trí trên đường Minh Khai (đoạn khu vực ngõ Hòa Bình 7 và lối sang Khu đô thị Times City quận Hai Bà Trưng)…

Danh mục cầu vượt cho người đi bộ được đề xuất đầu tư xây dựng bảo đảm nguyên tắc: Cầu vượt đã có văn bản chỉ đạo nghiên cứu, lập dự án của Ủy ban nhân dân Thành phố; việc xây dựng cầu vượt sẽ giải quyết được nguy cơ mất an toàn giao thông; cầu vượt được xây dựng theo kiến nghị của cử tri và kiến nghị của các quận, huyện, thị xã...

Vị trí xây dựng cầu vượt phải phục vụ phần lớn nhu cầu đi bộ qua đường của người dân, không trái với các quy hoạch được duyệt; phải đủ điều kiện về mặt bằng để bố trí trụ cầu, lề đường cho người đi bộ; đồng thời, không trùng với danh mục đầu tư các cầu vượt đang triển khai trên địa bàn thành phố...

Điều này cho thấy, Thành phố đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc kiến tạo không gian đi bộ, qua đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, an toàn, kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông.

Theo các chuyên gia giao thông, cầu vượt đường bộ là công trình hiệu quả đối với giao thông đô thị. Để cầu vượt đi bộ phát huy hiệu quả đầu tư, bên cạnh việc các đơn vị chức năng cần nghiên cứu thật kỹ nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân để có phương án vị trí xây dựng cầu phù hợp, thì cũng cần tính toán đến việc xử lý nghiêm những điểm đã có cầu vượt nhưng nhiều người không sử dụng, vẫn băng qua đường. Từ đó, lập lại trật tự giao thông với người đi bộ, tạo thói quen sử dụng cầu vượt đi bộ để sang đường, giúp giải quyết phần nào vấn đề về ách tắc, xung đột giao thông.
Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

(LĐTĐ) Chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” vừa diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

(LĐTĐ) Tối 12/12, khói bốc lên cuồn cuộn từ ngôi nhà 2 tầng tại một xưởng gỗ ở thôn Bàn Giữa, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các cửa hàng, xưởng đồ gỗ bên cạnh. Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa, chống cháy lan.
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ.
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, quận Đống Đa có 324 tập thể và 222 cá nhân đăng ký thực hiện với tổng số 546 mô hình “Dân vận khéo” trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hệ thống chính trị; kinh tế - quản lý đô thị; văn hóa - xã hội; an ninh, quốc phòng. Bên cạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được triển khai tốt.

Tin khác

Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với trên 410km. Thực tế cũng cho thấy, khi được vận hành, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông.
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

(LĐTĐ) Những năm gần đây, phương tiện giao thông công cộng, nhất là xe buýt tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lái xe ứng xử với hành khách chưa được thân thiện, phương tiện chạy ẩu, bỏ bến… điều này khiến xe buýt trở nên kém hấp dẫn trong mắt hành khách. Để khắc phục những hạn chế trên, từng bước xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô văn minh, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông công cộng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh

Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì đã tiến hành khảo sát công tác quản lý, sử dụng đất dọc tuyến đường Đại Thanh. Qua đó, nắm bắt tình hình để đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, ổn định tình hình trật tự xây dựng, giao thông thông thoáng trên địa bàn.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhận định tình hình vào thời điểm cuối năm nhu cầu đăng ký phương tiện gia tăng, dù đã hết thời điểm ưu tiên giảm lệ phí trước bạ, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải quyết thủ tục đăng ký xe cho người dân.
Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?

Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?

(LĐTĐ) Từ tháng 6 đến tháng 9/2024, nhiều vị trí thuộc hệ thống kênh chính Đan Hoài chạy qua địa bàn xã Minh Khai, huyện Hoài Đức và xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội bị sạt lở nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này theo cơ quan chức năng là do mưa to kéo dài, nền đất yếu và đặc biệt do xe chở vật liệu xây dựng chạy qua đường khiến mái mương bị sụt lún.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến hết tháng 11/2024, dự án thành phần 1 và 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giải ngân được 1.597 tỷ đồng trong tổng số hơn 5.262 tỷ đồng (đạt 30,3%). Trong đó dự án thành phần 1 đạt 1.513 tỷ đồng, dự án thành phần 2 đạt 84 tỷ đồng.
Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn

Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trên lĩnh vực phát triển giao thông, thành phố đã giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe buýt... Đây là những tiền đề để thành phố triển khai hệ thống giao thông thông minh ITS trên địa bàn vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.
Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?

Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?

(LĐTĐ) Hà Nội vừa chấp thuận, cho phép một doanh nghiệp thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Giáp Bát đi bến xe thành phố Lào Cai, Bến xe Sa Pa và tuyến Bến xe Nước Ngầm đi Bến xe Sa Pa, trên cơ sở đăng ký phương án khai thác tuyến cố định. Việc thí điểm tuyến vận tải mới, khiến dư luận băn khoăn liệu có phá vỡ quy hoạch luồng tuyến của Hà Nội?
Tăng tốc phát triển giao thông xanh

Tăng tốc phát triển giao thông xanh

(LĐTĐ) Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố". Cụ thể, Đề án đưa ra kế hoạch, lộ trình chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố đạt 100% vào năm 2035. Như vậy lộ trình và quyết tâm triển khai của Thành phố đã rõ ràng, tuy nhiên để “cán đích” được mục tiêu phát triển giao thông xanh bền vững thì vẫn cần những cơ chế “thoáng” hơn để thu hút doanh nghiệp.
Nhân viên xe buýt trả lại 21 triệu đồng của khách để quên

Nhân viên xe buýt trả lại 21 triệu đồng của khách để quên

(LĐTĐ) Kiểm tra xác minh đồ đạc trong túi bị bỏ quên, nhân viên phục vụ xe buýt tuyến 50 thấy trong túi có khoảng hơn 21 triệu tiền mặt và nhiều vật phẩm có giá trị khác.
Xem thêm
Phiên bản di động