Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Hà Nội đề xuất tăng phí thuê vỉa hè gấp 3 lần, tăng giá trông giữ xe Những tuyến đường đầu tiên ở TP.HCM được thí điểm cho thuê vỉa hè Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn thành Dự thảo lần 3 đối với Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để xây dựng Dự thảo, Sở Xây dựng Hà Nội đã phối hợp với các nhóm chuyên gia, phòng quản lý đô thị các quận, huyện và các địa phương tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đối với vỉa hè tại 123 tuyến phố do Ủy ban nhân dân (UBND) 16 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên và 5 huyện: Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng đề xuất.

Trong đó, quận Hoàn Kiếm có 40 tuyến phố được nghiên cứu, đây cũng là địa phương có số lượng tuyến phố đạt tiêu chuẩn cho thuê vỉa hè lớn nhất. Tiếp theo sau là quận Tây Hồ với 16 tuyến phố, quận Hai Bà Trưng 12 tuyến phố và quận Long Biên 9 tuyến phố… Từ kinh nghiệm của một số nước đã nghiên cứu và của một số đô thị trong nước, Dự thảo đưa ra 6 tiêu chí để cho thuê vỉa hè.

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Quận Hoàn Kiếm có 40 tuyến phố được nghiên cứu, đây cũng là địa phương có số lượng tuyến phố đạt tiêu chuẩn cho thuê vỉa hè lớn nhất.

Trước hết, vỉa hè tuyến phố cho phép kinh doanh phải có hè phố chiều rộng tối thiểu 3m, trừ trường hợp đặc biệt trong khu vực phố cổ ở quận Hoàn Kiếm. Việc đảm bảo bề rộng vỉa hè từ 3m trở lên là nhằm đáp ứng điều kiện dành 1,5m cho người đi bộ; bố trí hạ tầng kỹ thuật, một phần để kinh doanh và trông giữ phương tiện. Đối với khu phố cổ cho phép hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m, được kinh doanh trong thời gian tổ chức không gian đi bộ hoặc thời gian khác do UBND quận cấp phép.

Các tiêu chí tiếp theo là đảm bảo chỗ đỗ xe cho khách tại chỗ hoặc trong phạm vi cho phép; hoạt động kinh doanh phải đảm bảo yếu tố an toàn, văn minh; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. UBND cấp quận, huyện cần lấy ý kiến của người dân trước khi tiến hành cho kinh doanh vỉa hè, đường phố hoặc trông giữ xe tạm thời nhằm tạo sự đồng thuận.

Tại tiêu chí cuối cùng, Dự thảo đề xuất, hè phố tổ chức kinh doanh phải được UBND cấp huyện cấp phép về thời gian và mặt hàng kinh doanh, đảm bảo phát triển đô thị, phát triển du lịch, kinh doanh thương mại văn minh, phù hợp với văn hóa địa phương. Đặc biệt, đối với hộ kinh doanh di động phải được trang bị quầy bán hàng theo quy cách được UBND cấp huyện ban hành.

Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên và thực tế cụ thể của 123 tuyến phố, tại Dự thảo lần này, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề xuất 9 mô hình áp dụng với vỉa hè có bề rộng mặt cắt từ tối đa 1,5m đến hơn 7,5m để kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế đô thị, tạm trông giữ phương tiện giao thông.

Phạm vi áp dụng đối với mô hình 1 là khu vực phố cổ trong thời gian tổ chức không gian phố đi bộ hoặc thời gian khác được UBND quận cấp phép, đồng thời phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản trong đề án. Theo đó, không cho phép kinh doanh nếu chiều rộng vỉa hè chỉ đảm bảo tối đa là 1,5m. Nếu vỉa hè rộng từ 1,5 đến 3m khoảng chiều rộng còn lại sát công trình, nhà ở được cấp phép kinh doanh; riêng 1,5m chiều rộng phần tiếp giáp lòng đường dành cho người đi bộ, người khuyết tật.

Các mô hình còn lại áp dụng với vỉa hè có bề rộng lớn hơn 3m đến hơn 7,5m, trong đó ưu tiên tối thiểu 1,5m bề rộng ở giữa dành cho người đi bộ, khoảng không bên trong sát nhà ở, công trình được bố trí để kinh doanh còn phần vỉa hè tiếp giáp lòng đường được cho đỗ xe đạp, xe máy nếu đảm bảo diện tích.

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Khu vực phố cổ Hà Nội không cho phép kinh doanh nếu chiều rộng hè phố chỉ đảm bảo tối đa là 1,5 m.

Dự thảo cũng đưa ra quy định khai thác, sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường để trông giữ phương tiện. Việc cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy phép cho thuê hè phố để trông giữ phương tiện hoặc kinh doanh do Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện thực hiện theo phân cấp.

Trong nội dung giấy phép phải quy định rõ phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân được sử dụng một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ hoặc kinh doanh.

Phí sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện hoặc kinh doanh được xác định theo Nghị quyết số 6 ngày 7/7/2020 của HĐND thành phố, từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng.

Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã dành rất nhiều tâm huyết cho công tác bảo đảm trật tự đô thị. Song chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện sai quy định lại tái diễn. Do đó, việc thành phố Hà Nội tính toán phương án cho thuê vỉa hè làm nơi kinh doanh là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm cuộc sống của người dân.

Theo Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, vỉa hè cần được quản lý chặt chẽ bởi chúng gắn với kiến trúc không gian hai bên, là đặc thù của từng tuyến phố, từng đô thị.

“Trước hết cần phải hiểu vỉa hè là không gian dành cho người đi bộ nhưng nó cũng là không gian chuyển tiếp từ giao thông công cộng sang nhà dân, ở Hà Nội vỉa hè còn là không gian cảnh quan với nhiều cây xanh mang đặc thù của Thủ đô. Bên cạnh đó, vỉa hè còn là nơi lắp đặt nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm điện, nước, cáp viễn thông… Do đó, khi xem xét tuyến cho thuê cần lấy người dân làm nền tảng cơ bản, liên kết giao thông và đặc biệt phải có kiến trúc cảnh quan”, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024

7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024

(LĐTĐ) Hội đồng giám khảo giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024 đã chọn được 71 sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam xuất sắc để trao giải thưởng Top 10 ở 8 hạng mục. Căn cứ vào tiêu chí của giải thưởng và chất lượng của sản phẩm, Ban Tổ chức đã trao 7 giải Vàng, 8 giải Bạc và 9 giải Đồng cho những đơn vị xuất sắc nhất.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/1: Ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/1: Ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 3

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội và vùng phụ cận.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, chúc Tết các gia đình chính sách

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, chúc Tết các gia đình chính sách

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng đã đến thăm, chúc Tết các gia đình chính sách, lão thành cách mạng trên địa bàn phường Phú Thượng.
Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo đời sống người lao động

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã nỗ lực, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới trong triển khai phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn; tập trung đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao

Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao

(LĐTĐ) Thông tin về kế hoạch phục vụ Tết, Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, lượng xe dự phòng tăng cường cho cả đợt phục vụ Tết Nguyên đán là 2.486 xe. Đáng chú ý, trong dịp Tết Nguyên đán dự kiến lượt khách sẽ tăng cao.

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động