Hiệu quả thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Mô hình kiểm soát bữa cỗ đông người | |
Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp | |
Hà Nội: Khuyến khích cung cấp thông tin vi phạm về an toàn thực phẩm |
Triển khai đồng bộ 14/14 phường
Theo Ủy ban nhân dân quận Long Biên, để thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, trong một năm qua, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Thành phố và quy định của pháp luật, 14/14 phường đã ban hành các văn bản triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
Trong quá trình triển khai, Ủy ban nhân dân quận đã tổ chức hai hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cùng với họp triển khai công tác an toàn thực phẩm năm 2020 và họp đánh giá kết quả công tác an toàn thực phẩm trong 5 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, quận thành lập hai tổ kiểm tra, giám sát liên ngành nhằm duy trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện thí điểm thanh tra tại 14 phường 1 lần/quý, để kịp thời rút kinh nghiệm những sai sót trong quá trình thực hiện, đôn đốc các đơn vị thực hiện đảm bảo đúng tiến độ.
Tiến sĩ Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thực tế tại Nhà hàng Xuân Chu Gốc, địa chỉ số 9 ngõ 11 phố Việt Hưng - phường Việt Hưng. |
Hiện nay, trên địa bàn quận có 3.709 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Quận và 14 phường đã tập trung thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm theo đúng tiến độ Thành phố quy định, khắc phục các khó khăn, ảnh hưởng do dịch Covid-19 để hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu về số cơ sở được thanh tra/tổng số cơ sở thuộc phân cấp quản lý (50% số cơ sở thuộc phường quản lý, 25% số cơ sở thuộc quận quản lý).
Điển hình, kết quả thanh tra, kiểm tra toàn quận, số cơ sở được thanh tra là 1.590 cơ sở; số cơ sở được kiểm tra là 2.312 cơ sở (trong đó có 2.103 cơ sở đạt, 210 cơ sở vi phạm). Kết quả thanh, kiểm tra tuyến phường, tổng số cơ sở trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý là 2.598 cơ sở; số cơ sở được thanh tra là 1.374 cơ sở (trong đó có 1.215 cơ sở đạt, 112 cơ sở vi phạm); số cơ sở kiểm tra là 1.693 cơ sở (trong đó có 1.566 cơ sở đạt, 127 cơ sở vi phạm)...
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, lực lượng chức năng nhận thấy các nội dung vi phạm an toàn thực phẩm tại các cơ sở chủ yếu là thiết bị bảo quản thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh, vệ sinh khu vực sản xuất, chế biến không bảo đảm; chưa công khai danh mục nguồn gốc thực phẩm và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; không có đủ dụng cụ bảo quản đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; nhãn mác thực phẩm chưa đầy đủ nội dung theo quy định...
Quyết liệt xử lý vi phạm
Có thể thấy, qua một năm triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở quận và 14 phường đã hoàn thành vượt chỉ tiêu Thành phố giao. Hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp được nâng cao; ý thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng lên rõ rệt, chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm tuy còn diễn ra nhưng ít hơn về số lượng, mức độ so với cùng kỳ năm trước (tỷ lệ cơ sở vi phạm khi thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trong thanh, kiểm tra là 9,5%, trong đó 6 tháng cuối là 5,7% so với cùng kỳ năm trước là 11,8%). Việc xử lý vi phạm đã được thực hiện quyết liệt hơn, tỷ lệ trường hợp vi phạm bị xử phạt hành chính cao hơn so với cùng kỳ năm trước: Tỷ lệ cơ sở vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính khi thanh, kiểm tra trong thời gian thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm là 302/372 (81,2%), so với cùng kỳ năm trước là 270/521 (52%).
Đặc biệt, nhận thức, hành vi đúng về an toàn thực phẩm của người kinh doanh, chế biến thực phẩm được nâng lên rõ rệt do có sự phối hợp chặt chẽ của Ban quản lý chợ, các đoàn thể trong tuyên truyền, vận động, giám sát về an toàn thực phẩm; người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao hơn về an toàn thực phẩm. Đa số các hộ kinh doanh chấp hành đúng các quy định về an toàn thực phẩm. Tỷ lễ mẫu thực phẩm không đạt đều giảm ở cả test (kiểm tra) nhanh và kiểm nghiệm tại labo so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn quận Long Biên không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, lực lượng chức năng nhận thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Việc áp dụng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm không phù hợp khi thực hiện ở tuyến xã/phường do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do quy trình thực hiện thanh tra gồm nhiều bước phải thực hiện, gây ra áp lực công việc lớn cho lực lượng cán bộ y tế do hiện cán bộ y tế là lực lượng chủ chốt thực hiện công tác thanh tra; trong khi đó cán bộ y tế vẫn phải triển khai nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh.
Đối tượng thanh tra có số lượng lớn, quy mô nhỏ (thậm chí rất nhỏ); thường xuyên biến động, thay đổi chủ đầu tư hoặc địa chỉ hoạt động. Đáng lo ngại, ở một số phường còn nặng về tâm lý làng xóm, trong khi đó cán bộ ở một số phường là người địa phương, vì vậy gây ra tâm lý e ngại trong xử phạt.
Đặc biệt, do ảnh hưởng dịch sốt xuất huyết trong 6 tháng cuối năm 2019 và dịch Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020, việc thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cũng vì đó bị gián đoạn, nhất là trong thời gian cách ly xã hội. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong danh sách dự kiến thanh tra ngừng hoạt động tạm thời hoặc ngừng hẳn hoạt động… Vì vậy một số phường chưa đúng tiến độ theo chỉ đạo của quận (hoàn thành trước 30/6/2020) hoặc chưa đạt chỉ tiêu…
Bà Đinh Thị Thu Hương, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm quận Long Biên yêu cầu các đơn vị chức năng và Ủy ban nhân dân 14 phường bám sát vào các mục tiêu của công tác an toàn thực phẩm và chỉ đạo của Thành phố, phối hợp với các ngành đoàn thể tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý an toàn thực phẩm.
Tiếp tục thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố, nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, xây dựng quận Long Biên phát triển bền vững, văn minh.
Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã đánh giá cao những kết quả đạt được và ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của quận Long Biên. Đồng thời, yêu cầu quận cần tiếp tục tăng cường công tác an toàn thực phẩm trong thời gian tới để giữ vững những kết quả đã đạt được./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46