Hiển thị tên định danh cuộc gọi để hạn chế lừa đảo
EVN Hà Nội triển khai cuộc gọi định danh để liên lạc với khách hàng Thêm kênh thu phí vệ sinh môi trường qua tài khoản định danh Định danh số nhà, số căn hộ: Số hóa để thống nhất quản lý |
Giả làm cơ quan chức năng để lừa đảo
Chị Trịnh Thị Thu (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây chị liên tục nhận cuộc gọi từ số máy lạ, thấy số thuê bao gọi liên tục nhiều lần, chị nghe máy, một giọng nam giới tự xưng là công an, hỏi chị đã đăng ký thay đổi mã Căn cước công dân hay chưa mà chưa trùng khớp với thông tin đăng ký xe máy cùng rất nhiều thông tin liên quan đến Căn cước công dân của chị. Từng được đọc rất nhiều tình huống lừa đảo trên các phương tiện truyền thông, chị Thu rất cảnh giác, trả lời đầu dây bên kia là chị không sử dụng xe máy và không cung cấp thông tin Căn cước công dân. Nhận thấy người nghe cảnh giác, không thể khai thác được thông tin, phía đầu dây bên kia lập tức tắt máy.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiên phong định danh số điện thoại của các đơn vị hay tương tác với người dân. |
“Ban đầu nhận cuộc gọi tôi cũng ngỡ công an khu vực gọi nhắc tôi hoàn thiện thủ tục, hồ sơ gì đó, nhưng chợt nhớ hiện nay tình trạng lừa đảo mạo danh các cơ quan chức năng xuất hiện nhiều nên tôi không cung cấp bất cứ thông tin nào. Chỉ thiếu chút cảnh giác là tôi đã để lộ lọt các thông tin cá nhân cho đối tượng lừa đảo”, chị Thu chia sẻ.
Cũng là nạn nhân bị những cuộc gọi rác điện đến không quảng cáo thì cũng là lừa đảo, anh Phan Văn Sơn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay: “Tôi nhận rất nhiều cuộc gọi hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử, các đối tượng gọi điện thông báo sau đó gửi đường link, hướng dẫn tôi truy cập vào để cài đặt phần mềm VNeID. Trước đó tôi đã được công an khu vực hướng dẫn, cài đặt xong tài khoản định danh điện tử nên tôi biết cuộc gọi đó là lừa đảo, tôi không truy cập vào đường link họ gửi. Không thấy tôi thực hiện, họ liên tục gọi điện thúc giục, tôi yêu cầu phía đầu dây bên kia nếu vẫn tiếp tục gọi điện làm phiền tôi sẽ báo sự việc tới Cục Cảnh sát hình sự. Sau lần đó, tôi không còn bị làm phiền từ những cuộc gọi như vậy nữa”.
Đó chỉ là hai trong số rất nhiều người dân đã và đang bị làm phiền từ những cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo… Thực tế đã có rất nhiều người bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ những cuộc gọi mạo danh. Theo các chuyên gia về an toàn thông tin, đây là chiêu thức mới, đối tượng sẽ đóng giả làm cơ quan chức năng, qua trao đổi để thu thập thông tin cá nhân sau đó dùng thông tin này để tạo ra những thông tin giả mạo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), sự nguy hiểm của việc sử dụng thông tin trên Căn cước công dân đăng ký mã số thuế ảo, vay tiền từ các tổ chức tín dụng trên mạng xã hội và lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất nghiêm trọng.
Cục An toàn thông tin đưa ra những cảnh báo tới người dân về việc tiết lộ thông tin cá nhân trong các trường hợp như: Sử dụng thông tin trên Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) để đăng ký mã số thuế ảo hoặc cung cấp thông tin cá nhân như số Chứng minh nhân dân, ngày sinh, địa chỉ trên mạng xã hội có thể rất nguy hiểm. Kẻ gian có thể lợi dụng thông tin này để thực hiện các hoạt động lừa đảo hoặc chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt, trên mạng xã hội, có rất nhiều hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Các đối tượng lừa đảo có thể sử dụng các chiêu thức như làm quen, tạo dựng lòng tin và yêu cầu chuyển khoản tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Theo đó, người dân cần cẩn trọng với các tin nhắn, cuộc gọi hoặc thông tin từ người không rõ danh tính.
Để phòng ngừa các nguy cơ trên, Cục An toàn thông tin cho biết, người dân cần áp dụng các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân, không tiết lộ thông tin cá nhân quan trọng như số Căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu cho bất kỳ ai trên mạng xã hội hay qua các tin nhắn không xác định nguồn gốc.Mỗi người cần luôn giữ cảnh giác với các cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, không để bị lừa bởi những lời hứa quá mức hấp dẫn; hãy kiên nhẫn và tỉnh táo khi đưa ra quyết định về giao dịch tài chính. Đối với tài khoản ngân hàng, người dân cần sử dụng hệ thống bảo mật mạnh mẽ và luôn cập nhật phiên bản mới nhất để bảo vệ thiết bị của mình khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
Định danh cuộc gọi hạn chế tình trạng giả mạo
Nhằm giải quyết tình trạng các đối tượng thực hiện cuộc gọi mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng gắn tên định danh cho các số điện thoại có tương tác với người dân là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng các đối tượng thực hiện cuộc gọi mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Kể từ ngày 27/10, tất cả số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gồm Văn phòng Bộ, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Các cuộc gọi của các doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng đã hiển thị tên định danh của doanh nghiệp. Ví dụ như, tên định danh VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel; VinaPhone của nhà mạng VinaPhone…Biện pháp này sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục mở rộng trong thời gian tới và mở rộng ra các bộ, ngành khác như Công an, Tòa án, Ngân hàng...
Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm chuẩn hóa thông tin thuê bao, xử lý các trường hợp vi phạm; theo dõi, giám sát và chuyển nhà mạng xử lý các phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656, 156; chỉ đạo các nhà mạng thường xuyên, chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác; tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo...
Đặc biệt, thực thi quy định quảng cáo chính danh, trong các tháng đầu năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp gần 3.700 tên định danh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại…Dẫu vậy, tình trạng lừa đảo trực tuyến vẫn đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có thêm các giải pháp căn cơ và quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống lừa đảo trên mạng và trên nhất vẫn cần ý thức cảnh giác từ mỗi người dân.
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số 15/11/2024 14:42
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15