Định danh số nhà, số căn hộ: Số hóa để thống nhất quản lý

(LĐTĐ) “Định danh” số nhà, số căn hộ, là xu hướng của nhiều quốc gia, đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đây là nội dung hiện đang được dư luận quan tâm sâu sắc.
Số hóa dữ liệu dân cư Thủ đô Chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh

Lượng công việc khổng lồ

Trong xu thế chung hiện nay, việc thực hiện quản lý bất động sản theo hướng "nhà chính chủ", quản lý tài sản trong xã hội là việc cần làm, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý hành chính, thu thuế, giao dịch dân sự... và để làm được điều này trước hết phải định danh được số nhà, số căn hộ.

Định danh số nhà, số căn hộ: Số hóa để thống nhất quản lý
“Định danh số nhà, số căn hộ” hay nói đơn giản là số hóa thông tin về nhà ở mang đến nhiều lợi ích nếu được triển khai tốt.

Theo đề xuất của Bộ Công an, nếu “Biển số định danh” được hiểu nôm na là sẽ đi theo người và không thay đổi, thì “Số nhà định danh” sẽ đi theo địa chỉ nhà ở. Số nhà sẽ được gắn với chính căn nhà đó. Việc “định danh” ở đây chính là việc “Xác định xem căn nhà này đang thuộc quyền sở hữu của cá nhân nào” và mang đến nhiều ưu điểm rõ rệt. Cụ thể như, tiết kiệm rất nhiều chi phí cho Nhà nước thông qua việc tận dụng những dữ liệu đã có sẵn. Bưu điện có sẵn thông tin về số nhà, cảnh sát khu vực có sẵn dữ liệu về hộ khẩu, Bộ Công an có sẵn dữ liệu về dân cư và giấy tờ nhà đất... Như vậy, mạng lưới định danh bất động sản gắn với mỗi công dân sẽ được xây dựng mà không phải chờ “làm sạch” dữ liệu về bất động sản.

Tiếp đó, những đơn vị trung gian (bưu điện, chuyển phát nhanh...) có thể khai thác. Đặc biệt, việc làm này còn giúp minh bạch được chủ tài sản có bao nhiêu bất động sản. Ví dụ với loại hình chung cư, nơi thường có hàng trăm đến hàng nghìn hộ dân sinh sống, vì vậy, nếu chỉ ghi địa chỉ chung của tòa chung cư thì đó mới chỉ là dữ liệu chung. Định danh sẽ giúp xác định thông tin của từng hộ dân cụ thể cư trú bên trong.

Trên thực tế, việc quản lý dữ liệu nhà đất hiện đang được giao cho ngành Tài nguyên và Môi trường và điều sẽ làm bây giờ đó là “số hóa” dữ liệu này để tiện cho công tác quản lý. Nói vậy, nhưng để thực hiện được điều này không phải là “dễ dàng” khi lượng thông tin đi kèm với dữ liệu là rất lớn. Ví dụ, căn nhà đó chủ sở hữu đang ở, đang cho thuê hay bỏ không, hay căn hộ đó đã được bàn giao chưa, bàn giao rồi thì đã có sổ đỏ chưa; rồi tài sản đó có tranh chấp hay không…

Đặc biệt, sau khi đã “định danh” thì hoạt động mua bán của nhà đất phải được cập nhật lên hệ thống định danh ngay khi có biến động giao dịch, việc làm này ai sẽ triển khai, triển khai như thế nào…? Đây là một khối lượng công việc khổng lồ với mức độ liên quan đa ngành từ Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Hộ tịch… vậy đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng cũng là việc cần sớm phải làm rõ.

Cần lộ trình phù hợp

Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, với xu hướng phát triển của xã hội trong ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu dân cư với các thông tin về nhân thân và xu hướng chuyển đổi số, Chính phủ điện tử, thì việc kết nối liên thông dữ liệu về thông tin nhân thân cá nhân với các tài sản là điều tất yếu. Số hóa thông tin về tài sản, định danh cá nhân về tài sản cũng là điều kiện thuận lợi để các chủ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ, Nhà nước tăng cường công tác quản lý và thuận tiện cho chủ thể trong việc sử dụng tiện ích, dịch vụ giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, luật sư Đặng Văn Cường bày tỏ việc số hoá thông tin, định danh bất động sản được thực hiện theo lộ trình nào, nhằm mục đích gì, dự kiến chi phí, nhân lực, công nghệ như thế nào cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, tránh phiền hà cho người dân. Nếu đầu tư chi phí, tiền của, công nghệ cho việc định danh cá nhân tài sản mà chỉ để sử dụng để cấp thông tin chủ sở hữu tài sản, với thông tin về điểm số nhà để giao hàng cho nhanh chóng, thì mục tiêu này là không hợp lý, gây lãng phí tốn kém.

Chia sẻ thêm, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, việc xác định định danh người đứng tên trên giấy tờ hợp pháp đối với bất động sản cũng chỉ mang tính chất hình thức, bởi không ít trường hợp tài sản của người này nhưng nhờ người khác đứng tên. Do đó, tăng cường công tác quản lý tài sản trong xã hội, quản lý bất động sản thì cũng cần tính toán đến công việc, phương thức thực hiện, dự tính chi phí xã hội và hiệu quả trong công tác quản lý. Việc quản lý xã hội bằng ứng dụng công nghệ thông tin, minh bạch thông tin và truy xuất nguồn gốc tài sản là điều mà chính phủ nào cũng hướng đến. Tuy nhiên, mục đích của việc quản lý, phương thức quản lý, lộ trình tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường công tác quản lý đối với từng quốc gia, từng thời điểm là khác nhau và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

“Việc định danh bất động sản chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý bất động sản của Nhà nước. Do đó, dự thảo, đề án về vấn đề định danh bất động sản cần được soạn thảo kĩ lưỡng, lấy ý kiến của các chuyên gia để có mục tiêu, phương thức, lộ trình cho phù hợp đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong công tác quản lý”, luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Được biết, hiện Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai cơ quan quản lý Nhà nước chủ trì việc xây dựng dữ liệu về số nhà, căn hộ, mục tiêu là đánh số cụ thể đến từng ngôi nhà, căn hộ hay thửa đất theo quy luật thống nhất. Từ đó, Bộ Công an thu thập cơ sở dữ liệu về số nhà, cộng với thông tin từ Ủy ban nhân dân các cấp, trên nguyên tắc chuẩn hóa số liệu để định danh số nhà. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là sẽ nguồn dữ liệu lớn từ nhà đất, giao dịch, quyền sở hữu, chưa kể nhân lực, chi phí, công nghệ… Do đó, ngoài việc phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương thì cũng cần phải có sự thống nhất giữa các quy định của Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh Bất động sản và các luật khác có liên quan.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

(LĐTĐ) Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024 gồm 12 sự kiện chính thức cùng các sự kiện bên lề, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ các thực tiễn tốt, cách tiếp cận và sáng kiến mới để mở rộng hợp tác giữa các nước, các tổ chức, doanh nghiệp về đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo.
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

(LĐTĐ) Tập đoàn FPT và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu sự hợp tác toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo hiểm nhân thọ.
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Trong đó, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP nêu rõ điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

(LĐTĐ) Cả hệ thống chính trị huyện Thanh Trì đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng "Công dân số Thủ đô" - iHanoi. Sau 4 tháng đi vào hoạt động, iHanoi đã tiếp nhận 526 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, 526 phản ánh đã được xử lý, chiếm tỷ lệ 89%.
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, quá trình chuyển đổi số của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đưa Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động