Hậu phương vững chắc của những người lính đảo

(LĐTĐ) Khi người người, nhà nhà cùng đón Xuân sang với những lời chúc may mắn, bình an thì các chiến sĩ đang công tác tại những vùng biển đảo vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Với họ, những tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ từ hậu phương, từ gia đình, vợ con ở quê nhà luôn là nguồn động viên lớn lao.
Thư gửi chiến sĩ nơi đảo xa Vui buồn chuyện tăng gia của lính đảo Nâng cao đời sống tinh thần cho lính đảo

Tâm sự của những người vợ lính

Tôi có dịp được tiếp xúc với những người thân của lính đảo trên địa bàn Hà Nội trong một buổi gặp mặt do Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức. Hôm ấy, quanh những câu chuyện đầy xúc động là hình ảnh những người mẹ, người vợ... đang cố gắng khắc phục khó khăn trong cuộc sống để những người lính nơi đảo xa yên tâm công tác.

“Làm vợ lính nhiều thiệt thòi lắm” - chị Nguyễn Thị Hoài Phương (giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm), có chồng là anh Đinh Ngọc Khánh (hiện đang công tác tại Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân) đã thổ lộ chân tình với tôi như vậy. Không thiệt thòi sao được khi lấy nhau đến nay đã được nhiều năm thì đa số thời gian anh đều công tác ngoài đảo.

Hậu phương vững chắc của những người lính đảo
3 mẹ con chị Nguyễn Thị Hoài Phương luôn là hậu phương vững chắc cho người chồng, người cha là anh Đinh Ngọc Khánh yên tâm công tác.

Chị Phương kể, anh Khánh công tác ngoài đảo đã được gần 20 năm. Từ lúc yêu rồi lấy nhau, đến nay đã có 2 người con nhưng thi thoảng anh mới có mặt ở nhà. Qua 2 lần sinh, chị càng như thấm nỗi nhọc nhằn khi thiếu vắng người chồng làm nơi nương tựa. “Từ ngày làm vợ anh, tôi đã hiểu thế nào là sự hy sinh của một người lính. Tôi hiểu thế nào là trọng trách mà anh luôn phải gánh trên vai. Đó là những tháng ngày lênh đênh trên biển giữ bình yên đất nước. Đó là những ngày dài hành quân đằng đẵng không được liên lạc về nhà…” - chị Phương chia sẻ.

Chồng công tác xa nhà, hai con lại còn nhỏ, chị Đỗ Thị Xuân (nhân viên Trường Trung học phổ thông Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ) thường phải đảm nhận cả hai vai vừa là bố vừa là mẹ của các con. Lấy chồng bộ đội, chị đã phải chấp nhận nhiều vất vả, có những lúc ốm đau hay gặp khó khăn trong cuộc sống chồng cũng không thể ở bên, nhưng vì tình yêu với chồng và lớn hơn là với đất nước, chị đã tạm gác những tình cảm riêng tư cho vẹn nghĩa lớn.

Chị Xuân tâm sự, kết hôn năm 2007, được hơn 1 tháng thì chồng lên đường làm nhiệm vụ. Hai lần bầu bì, hai lần sinh con, chị đều chỉ dựa vào sự động viên, hỗ trợ của họ hàng, bạn bè và người thân, bởi chồng còn đang bận công tác, không thể ở bên. Ngay cả khi quyết định cất ngôi nhà mới thì chồng chị cũng chỉ tranh thủ ghé qua chứ nhiều việc chị đều phải chủ động quán xuyến. Câu hỏi mà những đứa con trước hay hỏi chị là sao mẹ lại lấy bộ đội, chị giải thích đó là một điều tự hào bởi bố đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, biển đảo.

Có chồng là anh Lê Xuân Thanh (hiện đang công tác tại Hải đoàn 128 Quân chủng Hải quân), chị Nguyễn Thị Vi (giáo viên Trường Trung học cơ sở Tân Định, quận Hoàng Mai) xác định là vợ lính thì phải luôn mạnh mẽ và can đảm. Tuy vậy, cũng có những lúc chị cảm thấy chạnh lòng.

Theo chị Vi, khổ nhất là mỗi khi trái gió trở trời, con ốm đau bởi chị phải một mình chủ động xoay sở, đưa con đi khám. Chị nhớ mãi hình ảnh của chính mình ở Bệnh viện Nhi Trung ương khi bác sĩ gọi vào khám, một tay bế cháu hơn tháng tuổi, tay kia bế cháu 3 tuổi. Có bà nội đi cùng nhưng bà cũng già không giúp được gì nhiều. Khi bác sĩ chỉ định cho con đi chụp phổi, mẹ con dắt díu nhau đi được một lúc quay ra lại không thấy bà nội đâu, phải đi tìm. Lúc đó, nghĩ tủi thân nước mắt lại lã chã rơi ước giá như mình có chồng ở bên sẽ đỡ vất vả. Qua phút yếu lòng, chị lại tự nhủ, phải thật mạnh mẽ, nén cảm xúc riêng để chồng yên tâm công tác.

Thế mới nói, đã là lính thì ở nơi đâu mà không vất vả, đã là vợ lính thì đâu tránh khỏi những phút chạnh lòng khi thiếu vắng hình bóng người chồng. Nhưng tất cả nỗi nhớ mong lại được các chị gửi gắm thành tình yêu, thành những lời động viên để chồng yên tâm làm tròn nhiệm vụ.

Hậu phương vững chắc

Gặp gỡ người thân của những người lính đảo, tôi đã được kể cho nghe nhiều câu chuyện vô cùng xúc động. Theo đó, dù mới ra công tác hay đã nhiều năm, dù đi một lần hay đã vài lần thì những gia đình có chồng, có cha làm nhiệm vụ nơi biển đảo đều tự hào, luôn là hậu phương vững chắc để các anh yên tâm “chắc tay súng, vững chí bền”.

Hậu phương vững chắc của những người lính đảo
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ, học sinh là con cán bộ chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Chia sẻ sâu hơn về những đóng góp, những nỗi niềm nơi hậu phương của những người lính gìn giữ biển đảo, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, những tình cảm, sự quan tâm chia sẻ từ phía hậu phương, từ những người vợ ở quê nhà chắc chắn là nguồn động viên lớn, là động lực tiếp lửa cho các chiến sĩ biển đảo đang ngày đêm bám biển.

“Trong những người vợ đó có những cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trong ngành GD&ĐT của chúng ta. Các cô đã thay chồng chăm sóc cha mẹ già và các con thơ. Không những quán xuyến, đảm đang công việc gia đình, các cô còn đạt nhiều thành tích nổi bật trong công tác như: Danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Cô giáo tài năng, duyên dáng”, Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Cô giáo người mẹ hiền”, giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”…” - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Những cơn sóng dữ, những ngày nắng cháy da hay những đêm bão tố gầm gào, nỗi nhớ gia đình, đặc biệt vào dịp Tết đến Xuân về, tất cả gian lao ấy không làm chùn bước những cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ trên biển đảo. Với họ, hậu phương vững chắc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương

Trên 155.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng hơn 2 triệu học sinh trong toàn ngành GD&ĐT Thủ đô cùng bày tỏ tấm lòng cảm ơn sâu sắc tới 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ và 96 học sinh là con các chiến sĩ đang công tác tại biển đảo. Họ là những người vợ, những người con vượt qua mọi khó khăn để là hậu phương vững chãi giúp các anh luôn chắc tay súng nơi tiền tuyến.

Theo tìm hiểu, từ nhiều năm nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội lại phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức gặp mặt, tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ và học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm thực hiện chính sách hậu phương quân đội, kịp thời động viên gia đình của chiến sĩ để các anh yên tâm công tác.

Năm nay, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở GD&ĐT Hà Nội đã tặng 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ chiến sĩ đang công tác tại biển đảo mỗi người 1 triệu đồng cùng 96 học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo mỗi em 500 nghìn đồng với tổng số tiền là 71 triệu đồng. Cùng đó, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cũng tặng 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên mỗi người 2 triệu đồng.

Những món quà tuy chưa có giá trị lớn về vật chất nhưng phần nào thể hiện sự biết ơn, tôn trọng tới gia đình những người lính đã hy sinh quyền lợi cá nhân để người dân có thêm nhiều cái Tết ấm no, hòa bình. Các anh hãy an tâm, bởi ở đất liền, hậu phương của các anh đang đón Tết trong niềm tự hào, tình yêu thương và sự sẻ chia.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tin khác

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Tăng cường thực hiện công tác BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM

Tăng cường thực hiện công tác BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ đạo các địa phương và sở ngành liên quan tăng cường công tác thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh, sinh viên, phấn đấu hàng năm có 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
TP.HCM: Cảnh báo đường link thu thập thông tin phụ huynh, học sinh bất hợp pháp

TP.HCM: Cảnh báo đường link thu thập thông tin phụ huynh, học sinh bất hợp pháp

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ra cảnh báo về một đường link lạ với nội dung khảo sát học tiếng Anh tích hợp nhằm khai thác thông tin cá nhân bất hợp pháp.
Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, thực hành kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn.
Quận Ba Đình hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Quận Ba Đình hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini

(LĐTĐ) Quận Ba Đình (Hà Nội) gửi hỗ trợ đến người dân bị thiệt hại trong vụ cháy xảy ra tại phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân) số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.
TP.HCM: Yêu cầu không kiểm tra học sinh theo kiểu 'kêu bất chợt, hỏi bất chợt'

TP.HCM: Yêu cầu không kiểm tra học sinh theo kiểu 'kêu bất chợt, hỏi bất chợt'

(LĐTĐ) Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục vào Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, việc kiểm tra năng lực học sinh phải bằng nhiều hình thức như vấn đáp, bằng giấy, qua quá trình học tập, qua thái độ học tập, bằng sản phẩm thực hành chứ không chỉ riêng kiểm tra miệng.
Nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

Nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

(LĐTĐ) Dự án “Trường học hạnh phúc” tại quận Ba Đình đã bước sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, quận lựa chọn 4 ngôi trường mới tham gia gồm: Trường Tiểu học Thành Công A, Trường Tiểu học Việt Nam - Cu Ba, Trường Trung học cơ sở Thống Nhất và Trường Trung học cơ sở Phúc Xá.
Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025

Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025

(LĐTĐ) Dự kiến, từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) sẽ tổ chức thi theo môn, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, có một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn.
Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, khối 4 sẽ chính thức sử dụng nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong công tác dạy và học. Nhằm hỗ trợ kịp thời giáo viên khối 4 của các trường Tiểu học trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã lập kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, mang lại cho thầy cô sự tự tin, chủ động và sáng tạo trong từng tiết dạy.
Nhiều tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên

Nhiều tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Bên cạnh việc hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh, sinh viên (HSSV) từ ngân sách Nhà nước, nhiều tỉnh, thành phố còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ thêm để khuyến khích HSSV tham gia BHYT.
Xem thêm
Phiên bản di động