Háo hức những phiên chợ công nhân dịp cuối năm

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân mới đang đến gần, nhiều công nhân đã tranh thủ những lúc không tăng ca, ngày cuối tuần để đi mua sắm tại những khu chợ dân sinh hay các khu chợ dành riêng cho công nhân quanh các khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) trên địa bàn TP Hà Nội. Đây không chỉ là cơ hội giải trí sau một tuần làm việc vất vả mà còn là thời gian quý báu để không ít công nhân sắm sửa cho gia đình một cái Tết đầy đủ, tươm tất.
hao huc nhung phien cho cong nhan dip cuoi nam Cẩn trọng “đạo chích” dịp cuối năm
hao huc nhung phien cho cong nhan dip cuoi nam Cùng chung tay chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

Mua sắm, tiêu dùng là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, đặc biệt vào “mùa Tết” thị trường lại trở nên sôi động hơn cả. Những ngày này, không khó để thấy trên những con phố thương mại hay xung quanh chợ dân sinh dòng người dường như trở nên gấp gáp. Sự nhộn nhịp không chỉ xuất hiện ngoài phố thông qua những cành đào, cây quất xuống đường mời khách mà còn gõ cửa tới từng căn phòng trọ của công nhân lao động đang làm việc tại các KCN-CX trên địa bàn Thủ đô.

hao huc nhung phien cho cong nhan dip cuoi nam
Những phiên chợ không chỉ là nơi mua – bán mà còn đem đến niềm vui sau những giờ làm việc cho công nhân. Ảnh: P.N

Với nhiều công nhân, những buổi dạo chợ dịp cuối năm không chỉ đem đến niềm vui sau những giờ làm việc mà còn giúp họ sắm quà Tết cho người thân. Với công việc 8 tiếng tại phân xưởng, chưa kể tăng ca và làm thêm ngoài giờ, công nhân các KCN- CX luôn mong đợi đến ngày nghỉ, ngày cuối tuần để có thời gian mua sắm. Các mặt hàng được công nhân lao động chọn lựa chủ yếu là hàng may mặc, vật dụng gia đình để phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán đang cận kề.

Tại chợ Bùng (xã Phùng Xá, Thạch Thất) từ sớm đã đông đúc, tấp nập người mua, kẻ bán. Ngay từ sáng sớm, chị Phạm Thị Oanh (quê Thanh Hóa), công nhân KCN Thạch Thất rảo bước với bạn cùng phòng trọ háo hức lựa chọn thực phẩm nấu nướng cho ngày nghỉ và ghé thăm những gian hàng bán đồ dùng phục vụ riêng cho dịp Tết.

Chị Oanh cho biết, sáng Chủ nhật, từ 7 giờ sáng, khu trọ có 5 phòng hầu như là nữ của chị đã rộn ràng tiếng cười nói , tiếng í ới rủ nhau đi “shopping”. Để có được ngày đông đủ thành viên như vậy, các chị đã phải hẹn nhau từ vài ngày trước bởi công việc cuối năm tăng ca bận rộn, chị Oanh dường như “tối mắt tối mũi”, hiếm hoi mới có được một ngày nghỉ trọn vẹn.

Được biết chợ Bùng là chợ dân sinh, thế nhưng ngoài việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương, đây còn là điểm đến của đông đảo công nhân công nhân thuê trọ sống xung quanh chợ. Hằng ngày, chợ bán chủ yếu là phục vụ nông sản của những người dân địa phương, bên ngoài chợ chính là những dãy quần áo, đồ gia dụng thu hút không ít nữ công nhân trẻ tuổi.

“Chợ Bùng vốn là chợ dân sinh, vào phiên họp buổi sáng hàng hóa thường nhiều và có chất lượng hơn. Những ngày thường chúng tôi đi làm không có lúc nào để đi chợ, tầm chiều tan ca cũng là lúc phiên chợ đã tàn, nơi đây cũng không có trung tâm thương mại nên chỉ có đi chợ là giải trí nhất. Do đó cứ những ngày không làm việc là chúng tôi lại rủ nhau ra đây, một phần mua được thực phẩm tươi ngon, mặt khác thỉnh thoảng ngó xem có tấm áo, chiếc quần nào có thể mua được không, niềm vui nho nhỏ cũng chỉ đơn giản vậy thôi”, chị Oanh cười nói.

Nằm cách KCN Thăng Long không xa, Chợ Bầu (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) được nhiều người gọi với cái tên quen thuộc là “chợ công nhân” bởi nơi đây tập trung hàng nghìn công nhân sinh sống. Điểm đặc biệt của phiên chợ nơi đây khác hẳn với các khu chợ khác là đã thành thông lệ “đến giờ lại đông” cứ khoảng từ 17h chiều trở đi, chợ Bầu lại nườm nườm khách hàng là công nhân vừa tan ca làm vào chợ.

Chợ Bầu tuy không lớn nhưng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, từ rau củ quả, thực phẩm sống- chín, cho đến quần áo, giày dép, đồ da dụng,… Không khí trao đổi kẻ mua người bán ở chợ Bầu vốn đã luôn rôm rả, đến ngày gần Tết lại càng trở nên náo nhiệt, tấp nập hơn.

Nằm trong khu vực tập trung đông công nhân nên hàng hóa ở đây cũng khá bình dân, từ áo quần đến giày dép, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Những quầy bánh kẹo, cửa hàng tạp hóa bầy la liệt với đa dạng các mặt hàng, phong phú về chủng loại, giá cả phải chăng luôn là lựa chọn ưu ái của nhiều công nhân. Tương tự đó, các gian hàng thời trang cũng treo vô vàn kiểu mẫu, hàng hóa đã được các tiểu thương niêm yết giá. Hầu hết các sản phẩm ở các khu chợ này đều có giá bán rất bình dân, thấp hơn nhiều so với giá bán tại các cửa hàng, chợ trung tâm hay siêu thị lớn.

Một tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ Bầu cho biết, cách đây mấy tuần tôi đã nhập thêm hàng để bán. Thời điểm cuối năm sức mua tăng nên tôi cũng chú trọng vào việc nhập nhiều hàng cả về mẫu mã và số lượng, bán rải rác đến khi công nhân nghỉ thì thôi. Ngày thường thì lượng khách cũng trung bình, nhưng đến cuối năm anh chị em công nhân lao động cần có quần áo mới để về quê nên bán được nhiều hàng hơn.

Tôi bán hàng chủ yếu cho công nhân nên giá cả cũng phù hợp thu nhập của người lao động, mặt hàng giá cao quá thì cũng rất khó bán. Các loại quần áo thời trang có giá dao động trong khoảng 100 ngàn đến 200 ngàn đồng, áo khoác mùa đông sẽ đắt hơn, còn quần áo trẻ em giá vài chục ngàn cũng có

Trong không khí dòng người hối hả, các tấm biển giảm giá, khuyến mại lớn, “đồng giá sản phẩm” vài chục nghìn đồng được trưng bày ở nhiều gian hàng. Đó cũng là gian hàng tụ tập đông đảo công nhân nhất, tiếng hỏi, mua hàng rộn ràng vang cả một góc chợ. Đa số công nhân cho biết, mọi năm lịch nghỉ của công ty thường rơi vào ngày 27-28 tháng Chạp, việc chuẩn bị đồ đạc, sắp xếp chỗ trước khi về quê cũng đã mất rất nhiều thời gian. Đối với những công nhân ở xa, khi trở về đoàn tụ gia đình đã cận kề năm mới nên họ không có cơ hội để sắm sửa, do đó không ít người phải tận dụng những ngày nghỉ để đi chợ sắm sửa quà Tết.

Theo các tiểu thương tại chợ công nhân, bán hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân cần phải hiểu công nhân, hiểu thói quen mua sắm của họ. Chẳng hạn như đầu năm, lượng công nhân mới chuyển đến làm việc, thuê trọ tại các KCN nhiều, người bán sẽ nhập các mặt hàng xoong nồi, chảo, các đồ gia dụng,... với số lượng nhiều hơn bởi đây là dip những mặt hàng này bán chạy nhất trong năm.

Ngược lại về cuối năm nhu cầu mua sắm vali, túi xách, quần áo, giày dép nhiều hơn, cứ vậy họ dựa theo nhu cầu đó để nhập hàng. Đặc biệt các đồ dùng được bán ở chợ công nhân, không thể nhập những sản phẩm có giá thành cao bởi với đồng lương có hạn công nhân ít mua những sản phẩm quá đắt tiền ấy. Khi hiểu được thói quen, tâm tư, tình cảm của công nhân, nhờ đó người bán sẽ bán được nhiều hàng hơn, công nhân cũng mua được những món đồ ưng ý mà họ cần dùng.

Say sưa ngắm nghía quần áo trước một cửa hàng bán đồ thời trang, nữ công nhân trẻ Ông Thị Nhung (quê Phú Thọ), KCN Thăng Long chia sẻ: “Quê tôi ở xa, một năm tôi mới về nhà một, hai lần. Đặc biệt vào vào dịp Tết Âm lịch thì nhất định phải trở về sum vầy với người thân. Xa nhà đi nơi khác làm việc cả năm trời nên dịp này tôi cũng muốn chuẩn bị cho gia đình, người thân một năm mới thật “ấm” và đẹp. Nhân lúc được nghỉ tôi dự định sẽ mua áo khoác mới cho bố mẹ, bộ quần áo cho em, chọn các phong bao lì xì đẹp mắt để mừng tuổi mọi người”.

Bên cạnh chị Nhung, vợ chồng anh Trần Văn Đông, công nhân KCN Thăng Long cẩn thận xem kỹ từng đường kim mũi chỉ trên chiếc áo len dành cho trẻ em: “Tôi làm công nhân đã được 3 năm. Mỗi năm dịp này con trai ở quê với ông bà nội đều gọi điện nhắc bố mua quà Hà Nội. Thế nên dù có bận rộn thế nào cũng cố gắng đi kiếm cho con chiếc áo ấm. Mấy hôm nữa hai vợ chồng tôi lại ra chợ đây, mua sắm thêm ít bánh kẹo, mứt về làm quà biếu ông bà hai bên nội ngoại”, anh Đông bùi ngùi cho hay.

Điểm đặc biệt hơn cả, với nhiều người công nhân, họ đến chợ không chỉ để mua, bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, tâm tình sau những ngày lặng thầm lao động ở các xưởng sản xuất. Rồi đây, khi một mùa Xuân mới đang đến rất gần, trong dịp cận kề năm mới, những công nhân lao động đang nỗ lực hoàn thành nốt công việc được giao và tranh thủ thời gian đi sắm Tết với mong muốn có một năm Kỷ Hợi thật đủ đầy. Mỗi người một tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau, nhưng với tinh thần cố gắng lao động, tất cả hướng về quê hương, gia đình, chờ đợi được đón một cái Tết thật ấm no và tràn đầy hạnh phúc.

Phương Ngân – Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

Ngày 4/4/2025, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của người lao động UDIC

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của người lao động UDIC

Ngay từ đầu năm 2025, Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị đã phát động và triển khai phong trào thi đua yêu nước tới các Công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động, nhằm khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.
Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, các cơ sở đào tạo trên cả nước sẽ bước vào kỳ tuyển sinh năm 2025. Thời điểm hiện tại, thông tin về phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cũng như những điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đang là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), những thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm nay nhằm tăng tính minh bạch, công bằng, mang lại nhiều lợi ích, thuận lợi cho thí sinh, cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng tuyển sinh.
119 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quận Long Biên được công nhận đạt chuẩn văn hóa

119 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quận Long Biên được công nhận đạt chuẩn văn hóa

Qua thẩm định, xét duyệt của tổ chức Công đoàn, có 119/125 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn cuộc gọi lừa đảo từ nước ngoài

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn cuộc gọi lừa đảo từ nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sôi nổi các phong trào văn hóa, văn nghệ trong người lao động

Sôi nổi các phong trào văn hóa, văn nghệ trong người lao động

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã chú trọng triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, góp phần cổ vũ thi đua trong đoàn viên, người lao động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của huyện và của tổ chức Công đoàn.
Truy nã Nguyễn Công Minh - Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh

Truy nã Nguyễn Công Minh - Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh

Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Minh, Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh. Nguyễn Công Minh đã bỏ trốn từ ngày 4/6/2023. Bộ Công an đang làm thủ tục truy nã quốc tế đối với bị can này.

Tin khác

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Công nhân mong mỏi được tăng lương

Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình, toàn tỉnh có 3.194 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện đã xây mới, sửa chữa 2.198 nhà, vẫn còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa. Mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra, trong tháng 6/2025 hoàn thành xong việc xây dựng, sửa chữa toàn bộ số nhà này.
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ (nay là Bộ Nội vụ) cho thấy, số vụ tai nạn lao động và số người bị nạn đều tăng.
Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Sáng 27/2, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, Công an cấp huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động