Ngày mới nơi vùng cao Bảo Lạc

(LĐTĐ) Một năm khởi đầu bằng mùa xuân. Huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) cũng đang bước vào quãng thời gian đẹp nhất trong năm. Dưới áng mây lững lờ trôi, giữa cái trùng điệp của màu xanh bạt ngàn núi rừng là sắc hồng của hoa đào và màu trắng của hoa lê, hoa mơ, hoa mận. Rẻo cao đẹp tựa như bức tranh xuân. Hơn hết, trên vùng đất đang từng ngày đâm chồi là sự quyết tâm tìm hướng thoát nghèo, mang đến cuộc sống ấm no cho đồng bào vùng cao của những người con Bảo Lạc.
Tiếng cồng chiêng gọi mùa Xuân Đặc sắc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân

Vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa

Bảo Lạc là huyện nằm mãi tận phía Tây của Cao Bằng. Đã từng có thời điểm, nhắc đến Bảo Lạc là nói về sự xa xôi, cách trở. Từ trung tâm huyện muốn đến các xã phải đi non cả ngày trời... và dĩ nhiên, từ trung tâm Thành phố Cao Bằng đến được huyện Bảo Lạc cũng xa cách hệt như vậy. Cách trở đã đành, nơi đây còn gánh chịu khí hậu khắc nghiệt bậc nhất. Mùa đông rét buốt, băng giá còn mùa hè thì nắng cháy bỏng, mưa lũ thường trực. Đó là Bảo Lạc của một thời xa ngái. Theo lời anh Ngô Minh Hoàn, một cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện Bảo Lạc đã đổi khác rất nhiều.

Ngày mới nơi vùng cao Bảo Lạc
Một góc Bảo Lạc ngày vào xuân. (Ảnh: Đinh Luyện)

Do ngành Giao thông Thủ đô và huyện Bảo Lạc có mối tình kết nghĩa, cùng hỗ trợ nhau trên các mặt hoạt động, bởi vậy cứ một năm đôi lần anh lại có dịp ghé lên vùng đất này. Anh bảo, thật may những khó khăn của dải đất vùng biên viễn đã dần vơi. Đến nay, đường đi lối lại giữa Thủ đô và Bảo Lạc đã thông thuận, nhờ vậy hoạt động giao thương hàng hóa cũng dễ dàng, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.

Bảo Lạc có không ít cảnh đẹp. Nếu ai từng có dịp dạo quanh các bản làng men theo đỉnh Phja Dạ cao gần 2.000m có thể dễ dàng chứng kiến những thửa ruộng bậc thang óng ả, đẹp đến nao lòng. Trong nắng chiều, súng sính trong nếp váy của các cô gái Mông, Tày là nụ cười hồn nhiên đủ khiến cho bao người lữ khách thả trôi tâm hồn mơ mộng. Hoặc đơn giản hơn, nếu cứ dong xe men theo quốc lộ 34, qua huyện Nguyên Bình đến xã Đình Phùng thuộc địa phận Bảo Lạc là có thể chứng kiến màu xanh của núi đồi trải dài ngút tầm mắt. Những chòm xóm với mái ngói rêu phong của nhà sàn cổ nằm yên bình bên vạt đồi phủ xanh bởi nương lúa.

Là người gắn bó với mảnh đất này, bởi vậy Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc Hoàng Thị Đà có thể kể hết những tiềm năng của Bảo Lạc. Chị bảo, Bảo Lạc vẫn còn nghèo nhưng có điểm chung là tình đất, tình người nơi đây luôn thắm đượm. Bảo Lạc cũng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan, danh thắng đẹp như: Phja Dạ là đỉnh núi cao nhất tỉnh Cao Bằng; đèo 15 tầng Khau Cốc Chà, hồ tự nhiên Thôm Lốm (xã Xuân Trường); hồ thủy điện (xã Bảo Toàn). Đó là chưa kể, Bảo Lạc còn có hệ thống hang động lớn nhỏ trong lòng dãy núi Lũng Nà (xã Thượng Hà) và Lũng Rì (xã Khánh Xuân)…

Đáng chú ý, nhằm gìn giữ, bảo tồn và khôi phục các phong tục, tập quán tốt đẹp, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, Huyện ủy, UBND huyện Bảo Lạc đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, nhất là ngành văn hóa thực hiện việc khôi phục, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc. Đây được coi là hướng đi đúng, trúng của huyện Bảo Lạc, được người dân tin tưởng, ủng hộ bằng cả nhận thức và hành động. Qua đó, vừa phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, vừa góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu.

Cần thêm sự “tiếp sức”

Bảo Lạc là “cô thiếu nữ ngủ trong rừng” và cần phải đánh thức. Đó là lời nhắn nhủ của đồng chí Lã Hoài Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc khi nghe tôi nhắc về những tiềm năng hiện hữu của vùng đất này. Mở lòng mình với người lữ khách, Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc chia sẻ: Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp vô cùng quan trọng, huyện xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ - du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc” giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt, những năm gần đây, Bảo Lạc đã tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, giới thiệu và quảng bá rộng hơn tiềm năng, lợi thế.

Theo lời đồng chí Lã Hoài Nam, Bảo Lạc có nhiều tiềm năng khi là điểm kết nối Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bảo Lạc còn tiếp giáp với các điểm di tích lịch sử cách mạng, các khu du lịch trong và ngoài tỉnh, có thể kết nối tour, tuyến du lịch: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng), Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, hồ Ba Bể (Bắc Kạn)… Đây thực sự là những điều kiện thuận lợi để Bảo Lạc khai thác và phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ gắn với phát triển các loại hình du lịch.

Ngày mới nơi vùng cao Bảo Lạc
Bảo Lạc tích cực quảng bá những sản vật đặc trưng tại Thủ đô trong Ngày hội du lịch non nước Cao Bằng. (Ảnh: Đinh Luyện)

Có lẽ nhờ nắm bắt đúng và trúng những định hướng nên hiện Bảo Lạc có không ít mô hình homestay hay, thu hút được khách du lịch. Xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc) là ví dụ. Trước đây, 50% hộ trong xóm là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhưng từ khi người Khuổi Khon biết dựng homestay, đón khách du lịch, biết thu hút du khách bằng phong tục đặc sắc của đồng bào Lô Lô thì cái nghèo dần bị xua đi. Nhiều hộ có thu nhập 150-300 triệu đồng/năm, hộ kinh doanh nhỏ cũng thu nhập 30-50 triệu đồng/năm. Hiện huyện Bảo Lạc đang đẩy mạnh phát triển các mô hình tương tự, trong tương lai sẽ tập trung tập huấn kỹ năng đón tiếp du khách cho người dân bản địa, nâng cao chất lượng phục vụ.

Để phát triển được thì khâu đột phá về hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, theo Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc, huyện tận dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước như các nguồn vốn tỉnh, huyện, vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng. Kết quả giải ngân vốn đầu tư đến ngày 31/12/2023, huyện Bảo Lạc giải ngân được trên 257,2 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 92,9% kế hoạch vốn giao năm 2023, là địa phương có tỷ lệ hoàn thành giải ngân cao nhất tỉnh Cao Bằng.

Để từng bước thoát nghèo, mang lại cho người dân có sinh kế ổn định, những năm qua Huyện ủy Bảo Lạc cũng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp an toàn và phát triển cây đặc sản của địa phương theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Nhờ sự chủ động này, Bảo Lạc đã xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể. Hiện nay toàn huyện có 7 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng Bí thư Huyện ủy Lã Hoài Nam vẫn còn nhiều trăn trở. vì hiện điều kiện kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; mức độ tiếp cận thông tin, tuyên truyền và mức thu nhập bình quân đầu người chưa đồng đều giữa vùng thấp và vùng cao... dẫn tới vai trò của cộng đồng dân cư, của người dân trong phát triển dịch vụ - du lịch chưa được phát huy. Doanh thu từ du lịch của huyện còn thấp. Nan giải hơn cả là việc huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở cho các điểm du lịch còn khó khăn.

Để khắc phục những điều này thì rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ tỉnh và Trung ương, đặc biệt là việc tạo điều kiện về phát triển và đồng bộ giao thông của huyện. Giã từ Bảo Lạc để về Hà Nội, trong tôi cứ miên man về nét kỳ vĩ, nên thơ của vùng đất nhiều nét lãng mạn này. Với những tiềm năng của đất, sự quyết tâm và trí tuệ của những người con Bảo Lạc, hy vọng trong một tương lai gần, những nét đẹp riêng có của Bảo Lạc sẽ được vinh danh trong miền non nước Cao Bằng.

Đến Bảo Lạc ngày xuân, có thể thấy nhiều ngôi nhà mới thấp thoáng giữa núi rừng; những ruộng lúa nếp Hương trù phú, rừng trúc sào thẳng tắp; đồng bào dân tộc xúng xính váy áo, phấn khởi xuống chợ phiên giao lưu, gặp gỡ… Tất cả đang tạo nên một bức tranh sinh động, tươi vui về đời sống đang ngày một ấm no của người dân nơi đây.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Đủng đỉnh chợ phiên

Đủng đỉnh chợ phiên

(LĐTĐ) “Mặt trời nửa buổi xiên xiên Kẻ buôn người bán chợ phiên rộn ràng”
Xem thêm
Phiên bản di động