Hàng loạt lao động bị lừa đảo đi làm việc ở nước ngoài: Hậu quả từ nhiễu thông tin

Lợi dụng các kẽ hở của pháp luật và sự nhẹ dạ cả tin của người lao động, hàng loạt các cá nhân, công ty môi giới đã sử dụng nhiều thủ đoạn gây nhiễu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) để công khai lừa đảo lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách bất hợp pháp. Hậu quả, NLĐ chẳng thấy “đổi đời” mà lại rơi vào cảnh “khổ sai”

Kì 1: Xuất khẩu lao động làm... “khổ sai”!

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), trong 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm có khoảng trên 80.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ có nhu cầu ra nước ngoài làm việc chủ yếu tiếp nhận thông tin từ người thân, bạn bè, qua các trung gian về địa phương tư vấn hoặc thông qua cộng tác viên tư vấn, tuyển chọn của các doanh nghiệp dịch vụ và số ít khác là qua thông tin báo đài. Song, do phần lớn NLĐ chủ yếu là lao động phổ thông nên nhận thức và sự hiểu biết có hạn cộng với thông tin tư vấn không đầy đủ dẫn đến gặp nhiều rủi ro không thể lường trước.

Từ rao mạng đến rỉ tai

Hiện nay, lên mạng internet không quá  khó để có thể tìm thấy dòng thông tin kiểu “Tuyển nhân viên nữ sang Malaysia làm việc mà không cần tiếng Anh với mức lương 10 triệu đồng/ tháng. Ứng viên được tạm ứng chi phí từ A- Z, trừ dần vào lương tháng sau. Chi tiết xin liên hệ theo số ĐT …” hay “Tuyển lao động đi làm giúp việc gia đình tại Úc, Ả rập- Xê út với công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao, không mất chi phí”… Chính những dòng thông tin ngắn gọn, đơn giản trên mạng lan nhanh qua các địa chỉ Face book, được nhiều thanh niên ở huyện Mỹ Đức, Thanh Oai (Hà Nội) thì thầm truyền tai nhau. Đó cũng là thông tin khiến nhiều bạn nữ khác ở các tỉnh phía Nam đã xách valy xuất ngoại mà không biết điều gì đang đợi mình ở phía trước.

Dù đã về nước hơn 3 tháng nhưng khi kể lại những chịu đựng đắng cay, tủi nhục khi làm giúp việc tại Arập Xêút, chị N.T.V. (SN 1981, ngụ đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7) vẫn còn chưa hết bàng hoàng.Chị được một người phụ nữ  (trên danh thiếp ghi là chuyên viên tư vấn và tiếp nhận hồ sơ của Công ty Cổ phần Quốc tế N.M, có trụ sở ở Hải Phòng) thường trú ở Tây Ninh giới thiệu đi XKLĐ sang Úc để giúp việc nhà với mức lương 400-500USD, mà không phải mất bất kỳ chi phí nào. Thế nhưng đến khi làm giấy tờ khám sức khỏe, chị lại thấy ghi là đi làm ở Arập Xêút. Song chị V đã không còn nghi ngại khi người môi giới XKLĐ cho chị số điện thoại để nói chuyện với một số người đang làm công việc này ở nước ngoài.

Khi vừa đặt chân xuống sân bay ở Arập Xêút, chị đã bị đưa vào một khu tập trung giống như một "trại tị nạn", và ở đó trước khi chủ nhà đến làm các thủ tục đưa về. “Tại đó, tôi bị thu giữ tất cả giấy tờ tùy thân. Họ  xếp cho mỗi người một giường, hành lý không cho mang vào. Nhìn sơ tại trại, tôi thấy phải có trên 200 phụ nữ của nhiều nước như Indonesia, Malaysia, Nepal… cũng  như tôi tới đây làm công việc giúp việc nhà"- chị V kể. Còn công việc thì trái hoàn toàn với những gì chị được nghe. Lịch làm việc của chị từ 4h sáng cho tới 12h đêm. Nhưng chưa hết, chỉ 2 tuần sau, chị bị đánh đập, chửi bới, xâm hại tình dục thường xuyên bởi những thành viên trong gia đình chủ nhà, từ người ông 70 tuổi cho đến những đứa cháu (chỉ đáng tuổi con chị). “Tôi thân cô thế cô, không biết kêu cứu ai vì khu vực tôi ở rất hoang vắng", chị V. bật khóc tức tưởi. Điều trớ trêu nhất là, làm hết 4 tháng vẫn không thấy chủ nhà đả động gì tới chuyện tiền lương. Sau đó chị phải hỏi đi hỏi lại, chủ nhà mới trả cho chị số tiền tương đương 300USD. “Thấp hơn nhiều so với mức lương được công ty XKLĐ hứa hẹn”- chị V cho hay. Sau rất nhiều lần liên lạc và kêu cứu, cuối cùng chị V đã kết nối được với người mẹ nuôi và mẹ đẻ để nhờ viết đơn gửi các cơ quan chức năng trong và ngoài nước khẩn thiết nhờ giải cứu. Đến cuối tháng 9/2014, chị mới được giải cứu về nước sau 6 tháng tuyệt vọng đau đớn ở xứ người. “Tôi nói ra câu chuyện của mình để làm bài học cảnh báo cho những người khác trước khi ra nước ngoài lao động", chị V. chia sẻ.

Đơn kêu cứu của thân nhân NLĐ đi XKLĐ

56989

Mới đây, ngày 5/1/2015, cảnh sát Malaysia cũng đã đột kích vào 2 tụ điểm nhà hàng ăn chơi tại Seri Manjung, thuộc huyện Manjung của bang Perak phát hiện và giải cứu hàng trăm nữ tiếp viên người nước ngoài đang bị ép phục vụ khách. Trong số đó có tới 108 phụ nữ Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 32 và rất ít người trong số này có hộ chiếu. Tờ Strait time dẫn lời Cảnh sát trưởng Ang Ah Ban của cảnh sát hoàng gia Malaysia cho hay, các cô gái nước ngoài, trong đó có Việt Nam, bị dụ dỗ sang Malaysia với lời hứa hẹn sẽ có việc làm ổn định, thu nhập cao. Tuy nhiên, khi đến đây, họ lại bị những kẻ lừa đảo ép phục vụ khách trong các tụ điểm ăn chơi và nhà hàng.  Cảnh sát đã nhận được tố cáo từ các nạn nhân và dựa vào đó, họ đã tiến hành những cuộc đột kích vào tụ điểm…

Mánh khóe liên kết, mượn danh

Với sự can thiệp của cơ quan chức năng  và báo chí (trong đó có báo Lao động Thủ đô) cùng với việc cử người sang giải quyết sự việc của DN XKLĐ, tháng 11/2014, 3 lao động ở Thanh Miện - Hải Dương có đơn kêu cứu gửi lên Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) mới được đưa về. Họ về nước trong tình trạng sức khỏe bị suy kiệt phải sống 2 tháng trong điều kiện nơm nớp bị cảnh sát bắt, ăn ở tối tăm dưới tầng hầm, thiếu nước sinh hoạt, rận rệp, đi làm không được trả lương. Chiều 13/11, đón con trai từ Malaysia về, bà Đỗ Thị Thủy, 55 tuổi, ở thôn Lam Sơn, xã Lam Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) mẹ đẻ  Đặng Tuấn Linh (19 tuổi), nói trong nước mắt: “2 tháng 3 ngày làm ở Malaysia mà công ty bên đó không trả một đồng lương nào, mới sang đã bị cảnh sát bắt, lột hết tư trang, tiền bạc mang theo. Con tôi, từ một thanh niên khỏe mạnh 70 kg,  đã sút gần 20 kg. Tôi đã cầu cứu Cty xin cho con tôi về nước cả tháng, họ hứa lần này đến lần khác không giải quyết. Gia đình tôi cũng mong cháu đi có việc làm có thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Nhưng từ ngày cháu đi, bao nhiêu chuyện xảy ra, gia đình tôi suy sụp cả về kinh tế lẫn tinh thần”.  

Theo phản ánh của người nhà lao động Đặng Tuấn Linh, Nguyễn Văn Giang, Vũ Văn Thuấn thì vào tháng 7/2014, một người phụ nữ cùng xã tên Đỗ Thị Hạnh giới thiệu cho ba gia đình về đơn hàng đi Malaysia làm việc trong ngành xây dựng, ốp lát gạch do Công ty cổ phần Giáo dục và đào tạo quốc tế Sài Gòn (trụ sở tại lô số 1 đường Lương Thế Vinh, TP Hải Dương) tổ chức. Theo thông báo tuyển dụng, công ty này liên kết với Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn FLC tại TP Hồ Chí Minh đưa lao động sang Malaysia, cam kết mức lương tối thiểu 12 triệu đồng/người/tháng (tương đương  2.000 RM). Nếu làm thêm giờ, tổng mức thu nhập có thể lên tới trên 20 triệu đồng (hơn 3.000 RM)/tháng. Chi phí xuất cảnh là 2.000 USD. Lao động nộp 1.000 USD đặt cọc, số tiền còn lại công ty cho vay và trừ dần vào lương khi qua Malaysia làm việc. Bà Thủy trần tình: “Tại chi nhánh công ty ở Hải Dương, nhân viên bật đĩa DVD cho chúng tôi xem nơi ăn ở và nơi làm việc tại Malaysia. Đó là tòa nhà cao tầng đã hoàn thiện, chỉ còn chờ ốp lát. Ai chưa có nghề thì phụ ốp lát, không phải làm ngoài trời. Phòng ở từ 4-6 người ăn ở có xe đưa, xe đón. Bữa trưa chủ cung cấp miễn phí. Con tôi học hết cấp 3, đang thất nghiệp, thấy lời giới thiệu hấp dẫn, nên tôi đăng ký cho cháu đi”.

Về việc này, văn bản của Sở LĐTBXH Hải Dương đã khẳng định: “Chi nhánh Công ty cổ phần Giáo dục và đào tạo quốc tế Sài Gòn không được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định” và “Công ty cổ phần tập đoàn FLC - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm quy định về tuyển chọn và quản lý lao động, vi phạm quy định các hành vi bị nghiêm cấm như không thực hiện việc ký hợp đồng cung ứng lao động với đối tác Malaysia và đăng ký hợp đồng cung ứng lao động với Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội”. Thế nhưng, theo người nhà của 3 lao động trên thì đi  cùng đợt với họ còn có tới gần 40 lao động khác ở địa phương cũng được tuyển đưa đi.

Câu chuyện này lại thêm một lần cho thấy việc dễ dãi trong liên kết, tuyển nguồn của các DN XKLĐ cùng công tác kiểm tra, quản lý của cơ quan chức năng chưa được chặt chẽ đã khiến NLĐ nghèo phải gánh chịu hậu quả nặng nề cả về vật chất và tinh thần.

(Bài 2: Minh bạch thông tin bằng cách nào?)

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024

Tin khác

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động