Chậm thi công bảo tàng Nghệ An

Hàng chục nghìn cổ vật “đắp chiếu”

Dự án đầu tư xây dựng công trình trưng bày nội, ngoại thất bảo tàng Nghệ An sau 5 năm thi công vẫn chưa hoàn thành. Do vậy, hơn 25.000 cổ vật phải “đắp chiếu” trong điều kiện bảo quản thiếu thốn, có nguy cơ mai một, hư hỏng...
Cấp phép hoạt động cho Bảo tàng gốm sứ Hà Nội
Khai mạc triển lãm "Lịch sử - văn hóa Việt Nam"
Bảo tàng Dân tộc học hấp dẫn thứ 4 Châu Á

Công trình xây dựng… “rùa bò”

Bảo tàng Nghệ An (trước đây là bảo tàng Tổng hợp Nghệ Tĩnh) tọa lạc trong thành cổ xứ Nghệ, tại số 07, đường Đào Tấn, TP. Vinh. Bảo tàng Nghệ An được thành lập năm 1979, với chức năng, nhiệm vụ sưu tầm, tập hợp, bảo quản tất cả các hiện vật, tài liệu có giá trị về tự nhiên và xã hội, để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu. Qua đó, giới thiệu hệ thống các di sản văn hóa tới công chúng. Hiện tại, bảo tàng Nghệ An đang lưu giữ 25.246 tài liệu, hiện vật có giá trị văn hóa- lịch sử, bao gồm các chất liệu như đá, đồng, sắt, đất nung, gốm sứ, xương, thú nhồi bông, mây, tre, nứa, lá, gỗ, giấy, vải…

Để các hiện vật lưu giữ tại đây được bảo quản tốt, phát huy được giá trị văn hóa – lịch sử, ngày 18/6/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt “Dự án đầu tư xây dựng công trình trưng bày nội, ngoại thất bảo tàng Nghệ An”, với tổng vốn 44,2 tỷ đồng. Theo đó, dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ năm 2010 – 2013. Song, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thành, chỉ mới thực hiện được 2/12 gói thầu. Số vốn giải ngân cho dự án mới được 14 tỷ 180 triệu đồng, đạt hơn 30%.

Thực trạng nói trên đã làm cho hoạt động của bảo tàng Nghệ An bị ngừng trệ trong nhiều năm nay. Nhìn từ bên ngoài, bảo tàng Nghệ An là một tòa nhà cao tầng, kiên cố và hoành tráng, nhưng thực bên trong thì lại thiếu rất nhiều hạng mục phục vụ cho công tác bảo quản, trưng bày hiện vật. Mọi hoạt động của cán bộ, nhân viên nơi đây chỉ diễn ra ở một vài phòng của tòa nhà và ở dãy nhà cũ. Được biết, tòa nhà này đã được xây xong cả chục năm rồi, nhưng chưa bàn giao cho bảo tàng Nghệ An.

Hàng chục nghìn cổ vật “đắp chiếu”Hàng chục nghìn cổ vật “đắp chiếu”
Dự án xây dựng công trình Bảo tàng Nghệ An còn dang dở

Được biết, dự án xây dựng bảo tàng Nghệ An bao gồm: Dự án xây dựng cơ bản nhà trưng bày có giá trị 11 tỷ đồng, đã được thực hiện xong vào năm 2005 và dự án xây dựng công trình trưng bày nội, ngoại thất bảo tàng đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, ngày 18/6/2010, với tổng kinh phí 44,2 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian 3 năm (2011 – 2013), chủ đầu tư là bảo tàng Nghệ An.

Khi dự án đang được thi công và đã hoàn thành các hạng mục như nhà 3 tầng, hệ thống xắc xi trưng bày, xây dựng nhà dịch vụ thì đột nhiên, đến tháng 6/2013, bảo tàng lại phải chuyển giao cho Ban Quản lý công trình dự án (thuộc Sở VH – TT&DL Nghệ An) thực hiện. Từ đó, việc thi công công trình này rơi vào thực trạng “rùa bò”.

Do chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục lại không được tiếp tục thi công, nên phần xây dựng cơ bản của tòa nhà trưng bày đã xong, cũng chưa thể phát huy được hiệu quả. Trái lại, nhiều hạng mục của nó đang có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng, như tường vữa bong tróc, nền nhà bị bung nứt, cửa kính bị vỡ…Trong lúc đó, lý giải cho việc thi công “rùa bò” thì vẫn luôn là giai điệu thiếu kinh phí.

Tìm giải pháp

Để tìm giải pháp giải quyết thực trạng nêu trên, ngày 15/10, UBND tỉnh Nghệ An đã chủ trì cuộc họp xung quanh về công trình này.

Trong cuộc họp, bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Nghệ An, nêu ý kiến: Để bảo tàng Nghệ An có vai trò giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch tham quan, UBND tỉnh cần quan tâm đầu tư kinh phí trong lĩnh vực sưu tầm, bảo quản hiện vật ở nơi đây.

Tham dự cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Mão, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Nghệ An, nhận định: Việc xây dựng công trình trưng bày nội, ngoại thất bảo tàng Nghệ An là một dự án cấp thiết, cần được tiếp tục triển khai. Song, tổng dự toán để thực hiện dự án cần phải tính toán, rút lại cho phù hợp với ngân sách của tỉnh trong giai đoạn này. Còn đại diện Sở Tài chính Nghệ An lại nhận định, tổng mức kinh phí để thực hiện dự án là quá lớn, vượt quá khả năng cân đối ngân sách.

Sau khi lắng nghe ý kiến trình bày của đại diện các sở, ban, ngành, bà Đinh Thị Lệ Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đã khẳng định, UBND tỉnh giao cho Sở VH-TT&DL điều chỉnh đề án sao cho phù hợp để thực hiện.

Để có cơ sở thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 6/11, lãnh đạo Sở VH-TT&DL Nghệ An đã cùng với đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng…đã trực tiếp đến làm việc và khảo sát thực tế tại bảo tàng Nghệ An. Qua kiểm tra, đoàn công tác thừa nhận: Hơn 25.000 hiện vật, tài liệu quý hiếm đang lưu giữ tại bảo tàng chưa phát huy được giá trị. Việc bảo quản các hiện vật, tài liệu còn gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo theo đúng quy trình, do cơ sở chất, hệ thống kho lưu trữ xuống cấp, hư hỏng.

Sau khi các thành viên của đoàn phân tích, lý giải về những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện dự án xây dựng công trình này, ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở VH-TT&DL Nghệ An, nhìn nhận: Qua khảo sát thực trạng và tiếp thu các ý kiến đóng góp của những thành viên trong đoàn, lãnh đạo sở nhận thấy, việc thực hiện dự án xây dựng công trình trưng bày nội, ngoại thất bảo tàng Nghệ An là việc làm cần thiết. Sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất với UBND tỉnh về các giải pháp hữu hiệu để tiếp tục thực hiện dự án.

Văn Cương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đội ngũ nữ trí thức Hà Nội luôn được khuyến khích sáng tạo, đi sâu nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, sản xuất, kinh doanh mà còn cả trong công tác quản lý.
Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(LĐTĐ) Tối 18/5, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức trọng thể Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.

Tin khác

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

(LĐTĐ) Ngày 18/5, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và triển lãm bộ sách và mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Sớm bình yên

Sớm bình yên

(LĐTĐ) Cúc, cù, cu... cu, cu... Tiếng chim cu gáy vọng đều đều xung quanh nhà đã đánh động bình minh. Cuối tuần thức dậy ở nhà ba mẹ, được nghe thanh âm của bầy chim cu, lòng tôi chợt thấy dâng trào cảm giác bình yên thân thương quá đỗi.
Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Triển lãm "Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024)" dự kiến tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 1 đến ngày 10/10/2024. Trong đó, Lễ khai mạc diễn ra vào 9h00 ngày 1/10/2024 tại Bảo tàng Hà Nội.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

(LĐTĐ) Chiều ngày 15/5/2025, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương.
Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

(LĐTĐ) Dự báo trong ngày và đêm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Bắc Trung Bộ cũng có mưa dông rải rác trong hôm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông vào chiều và tối, cục bộ có mưa to.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm
Phiên bản di động