Hà Nội: Triển khai toàn diện, có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao năng lực quản trị hành chính công, thời gian qua, Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt công tác chuẩn hóa thủ tục hành chính, tiết giảm thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp.
Tinh gọn bộ máy hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Hiện đại hóa nền hành chính phục vụ Tiên phong trong cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin

Độc đáo trong tuyên truyền

Để đưa công tác cải cách hành chính đi vào chiều sâu, trong năm qua, Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch và triển khai quyết liệt trong toàn hệ thống chính trị. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách và tạo sự đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong thực tiễn.

Đơn cử như để tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế, Hà Nội đã ban hành một số quy định liên quan phát triển kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, thông thoáng; tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo sự đột phá về thu hút đầu tư, cả trong nước và đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Thành phố cũng có chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội: Triển khai toàn diện, có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính

Công tác cải cách thủ tục hành chính của Hà Nội được triển khai với phương châm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú trong bối cảnh dịch Covid-19 giai đoạn mới. Theo đó, thành phố đã triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” thi "Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng” trên địa bàn thành phố Hà Nội; thi “Tìm hiểu trực tuyến pháp luật phòng, chống tham nhũng gắn với quy tắc ứng xử trong trường học và quy tắc ứng xử nơi công cộng”.

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các kênh truyền thống thì việc đẩy mạnh tuyên truyền trên báo điện tử, các trạng mạng xã hội là một hướng đi mới, thu được nhiều kết quả. Tính đến nay, Thành phố đã tuyên truyền, phổ biên 4.800 tin, bài; 695.000 sách, tờ gấp. Thành phố đã nâng cấp Trang thông tin điện tử http://pbgdpl.hanoi.gov.vn vào hoạt động với nhiều chuyên mục độc đáo là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật mới, hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, phỏ biến giáo dục pháp luật của Thành phố

Một số cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã chủ động tuyên truyền đẩy mạnh cải cách hành chính. Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nộp thuế điện tử mức độ 3, 4. Sở Văn hóa và Thể thao với tổ chức cuộc thi tìm hiểu trực tuyến "Tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội" năm 2020, thu hút hàng nghìn công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố tham dự. Sở Y tế, Sở giáo dục và Đào tạo; các quận, huyện: Hà Đông, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hoài Đức… đã triển khai Chính quyền điện tử của đơn vị mạng xã hội nhằm giúp người dân, tổ chức dễ dàng tiếp cận thông tin các thủ tục hành chính của đơn vị cung cấp.

Tiếp tục mở rộng phạm vi

Tính đến 30/11/2020, Tổng số thủ tục hành chính đủ điều kiện để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Thành phố là 1.685 thủ tục hành chính; tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của Thành phố đang cung cấp cho người dân và doanh nghiệp là: 1.685/1.685 thủ tục hành chính. Đạt tỉ lệ 100%, trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là: 1.217 thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là: 468 thủ tục hành chính. Việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến các cấp trên Thành phố thực hiện tập trung tại hệ thống một cửa điện tử Thành phố dùng chung 3 cấp và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung (lĩnh vực giáo dục, y tế).

Hà Nội: Triển khai toàn diện, có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính
Việc Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lựa chọn sử dụng dịch vụ bưu chính để giải quyết thủ tục hành chính đã tạo thuận tiện cho người dân, tổ chức trong thời gian dãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh.

Thời gian vừa qua, thành phố tiếp tục thực hiện thoả thuận hợp tác với Bưu điện Thành phố về sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Tính đến nay đã có 25 đơn vị (16 quận, huyện và 08 Sở, cơ quan tương đương Sở) đăng ký thực hiện dịch vụ bưu chính công ích trong Thành phố. Số dịch vụ công trực tuyến do Thành phố triển khai mức độ 4 được tiếp nhận và gửi, trả qua dịch vụ bưu chính công ích (VN post) là 279 dịch vụ công trực tuyến. Việc Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lựa chọn sử dụng dịch vụ bưu chính để giải quyết thủ tục hành chính đã tạo thuận tiện cho người dân, tổ chức trong thời gian dãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh.

Nhìn chung, các đơn vị chức năng của thành phố đều đã và đang đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong tổ chức “cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông” tại cơ quan, đơn vị. Trách nhiệm công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được các cơ quan, đơn vị thực hiện khá nghiêm túc từ các Sở, ban, ngành Thành phố đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Một số cơ quan, đơn vị có phương pháp công khai, khoa học khá hợp lý như: xã Liên Hồng huyện Đan Phượng, xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì, phường Cát Linh quận Đống Đa, phường Việt Hưng quận Long Biên.

Sở Tư pháp phối hợp với Đoàn Thanh niên cử đoàn viên hướng dẫn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, đảm bảo cho công dân được tiếp nhận hồ sơ thuận lợi, không phải đi lại nhiều lần, giảm áp lực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Quận Hà Đông triển khai giải pháp Nhận diện khuôn mặt trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Một cửa của Quận. Huyện Thanh Oai thành lập Tổ tư vấn hỗ trợ công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại nơi ở.

Các cơ quan, đơn vị của Thành phố đã tổ chức tổ chức, đối thoại với người dân, tổ chức về thủ tục hành chính, đảm bảo ít nhất một năm 2 lần. Một số cơ quan đã sớm tổ chức triển khai, đối thoại với người dân, tổ chức: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quận Hà Đông, quận Thanh Xuân. Quận Cầu Giấy tổ chức toạ đàm trực tuyến đồng thời ra mắt trang thông tin tọa đàm trực tuyến nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dân, tổ chức về về đối thoại thủ tục hành chính. Nội dung đối thoại với người dân, tổ chức của các cơ quan, đơn vị tập trung ở vào các vấn đề về ô nhiêm môi trường, nguồn nước, đền bù thu hồi đất, giải phải phóng mặt bằng, giáo dục, y tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với giải quyết thủ tục hành chính do Thành phố tổ chức khảo sát năm 2019 (công bố năm 2020) khối Sở là 89,57%; khối quận, huyện, thị xã đạt 95,75%. Năm 2020 đã có 9 đơn vị đăng ký sáng kiến cấp Thành phố trong cải cách thủ tục hành chính.

Bước sang năm 2021, Hà Nội tiếp tục đặt tiêu rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết, tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính; hoàn thành xây dựng quy trình nội bộ, quy trình phối hợp, quy trình liên thông giữa các cấp, các ngành trong giải quyết công việc và giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng, đầu tư, lao động thương binh và xã hội.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

(LĐTĐ) Khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến số khó lường, những căng thẳng địa chính trị khiến thương mại và đầu tư suy giảm thì Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn cũng không tránh khỏi xu hướng bị tác động. Dẫu vậy, Việt Nam đã kiên cường, vững vàng vượt sóng gió để khép lại một năm khó khăn bằng những thành tựu đáng tự hào; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, gấp 1,68 lần mức tăng chung của kinh tế thế giới, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực, ấn tượng…
Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

(LĐTĐ) Cách đây hơn 5 thế kỷ, Thân Nhân Trung làm quan dưới thời hậu Lê đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tiếp bước cha ông, về vấn đề cán bộ, đúc kết những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”.
Xem thêm
Phiên bản di động