Hà Nội: Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(LĐTĐ) Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, chậm tiến độ. Các sở, ngành được chỉ đạo giám sát, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Sở Tài chính và Kế hoạch chủ trì kiểm tra, hướng dẫn, đề xuất phương án xử lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Hà Nội: Phê duyệt tuyến đường dài hơn 700m nối Tam Trinh với Minh Khai
Hà Nội: Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, chậm tiến độ. Ảnh minh họa.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đối với các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, trụ sở, công sở…

Theo chỉ đạo của thành phố, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được giao quản lý, các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài, thuộc phạm vi, địa bàn quản lý (bao gồm các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách) chậm triển khai, chậm đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh theo dự án, quy hoạch được duyệt; các khu công viên đã đầu tư xây dựng nhưng chưa khai thác, sử dụng các ô đất quy hoạch công viên chưa đầu tư xây dựng.

Trên cơ sở đó, các đơn vị báo cáo rõ nguyên nhân, khẩn trương xây dựng kế hoạch, biện pháp khắc phục, xử lý ngay, dứt điểm các vướng mắc, tồn tại (xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành, đơn vị thực hiện để làm cơ sở đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá); báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trước ngày 25/11 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Thành phố giao Sở Tài chính Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; tổng hợp, phân loại, nguyên nhân không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung) trước ngày 28/11/2024.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì, rà soát, tổng hợp, dự thảo văn bản của Ủy ban Nhân dân thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng nội dung yêu cầu của Công điện số 112/CĐ-TTg; báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trước ngày 30/11/2024.

Đồng thời, Sở Nội vụ Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để kiểm tra, hướng dẫn các sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện việc rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả (kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực...); báo cáo thành phố theo quy định.

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND thành phố Hà Nội về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tiếp tục giám sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Cùng đó, thành phố đã xử lý nghiêm các trường hợp không khắc phục, chậm đưa đất vào sử dụng hoặc các tổ chức, cá nhân vi phạm, chây ỳ, không chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan có thẩm quyền; tiếp tục quyết liệt xử lý các dự án chậm triển khai theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, tính đến 15/6/2024, trong tổng số 712 dự án chậm triển khai đã có 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.

Đối với 135 dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất có 134 dự án (chiếm 99,3%) với tổng diện tích 1253,1 ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật. Hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tiếp tục rà soát, xem xét phương án xử lý 1 dự án với diện tích 6,9 ha đất.

Đối với 404 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, có 196 dự án (1951,7 ha đất) được đưa ra khỏi danh sách hoặc đã chỉ đạo xử lý, tiếp tục giám sát; 208 dự án (1225,3 ha đất) đã có chỉ đạo thực hiện, tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19; có 73 dự án với 125,7 ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng; 135 dự án (1.099,6 ha đất) đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm.

Cũng theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, trong số 173 dự án do Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đề xuất mới, tiếp tục kiến nghị xử lý, đến nay, có 80 dự án (chiếm 46,2%), với tổng diện tích 5884,7 ha đất được đưa ra khỏi danh sách hoặc đã chỉ đạo xử lý, tiếp tục giám sát; 93 dự án (chiếm 53,7%), với tổng diện tích 1111,8 ha đất đã có chỉ đạo thực hiện, tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19.

Kim Quyên

Nên xem

Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Việt Dũng - Chi Cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường) và Trần Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh...
Tỷ giá USD hôm nay (17/11): Giá USD trên thế giới đang tiến sát mốc 107

Tỷ giá USD hôm nay (17/11): Giá USD trên thế giới đang tiến sát mốc 107

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (17/11): Trong nước, giá USD tại một số ngân hàng bán vẫn duy trì trên ngưỡng 25.500 VND/USD. Trong khi đó, giá USD trên thế giới đang tiến sát mốc 107 điểm.
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

(LĐTĐ) Cơ quan Công an đã bắt quả tang hai đối tượng Phạm Văn Tiến và Đặng Thanh Tuấn đang bốc vác ma túy từ xe ô tô vào nhà; thu giữ tang vật gồm: 58kg ma túy tổng hợp, 1 khẩu súng, 11 viên đạn, 2 xe ô tô, 6 xe mô tô, 6 điện thoại di động và nhiều vật dụng khác có liên quan.
Giá vàng hôm nay (17/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ, vàng miếng SJC vẫn “bất động”

Giá vàng hôm nay (17/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ, vàng miếng SJC vẫn “bất động”

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (17/11): Giá vàng nhẫn tròn tại PNJ tăng đến 900 nghìn đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục “bất động” như nhiều phiên giao dịch trước đó.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Ngày 16/11, tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Giá xăng dầu hôm nay (17/11): Giá dầu thế giới tuần giảm khoảng 4-5%

Giá xăng dầu hôm nay (17/11): Giá dầu thế giới tuần giảm khoảng 4-5%

(LĐTĐ) Hôm nay (17/11), giá xăng dầu thế giới tiếp tục chịu tác động mạnh bởi đồng USD tăng, nhu cầu yếu từ Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ nhiệt cắt giảm lãi suất cũng như những dự báo tăng trưởng nhu cầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 4%, giá dầu WTI giảm khoảng 5%. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 66,99 USD/thùng, giảm 2,47%, giá dầu Brent ở mốc 71,09 USD/thùng, giảm 2,03%.
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày hôm nay (17/11) siêu bão MAN-YI sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Lu-Dông (Philippines); Khoảng sáng ngày 18/11 bão MAN-YI di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài chia sẻ, Ngày hội đại đoàn kết không chỉ là dịp tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, để bảo đảm không gian ngầm của Hà Nội có thể được khai thác một cách bền vững, việc xây dựng khung chính sách quy hoạch và các nguyên tắc pháp lý rõ ràng là điều cần thiết. Đồng thời cần có một kế hoạch dự trữ không gian ngầm cho nhu cầu phát triển trong tương lai, bao gồm cả không gian ngầm và không gian bề mặt cho các kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trải qua hơn 20 năm, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân.
Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(LĐTĐ) Ngày 11/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Công văn số 1339-CV/TU về việc triển khai Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024.
Tạo đột phá về cải cách hành chính, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tạo đột phá về cải cách hành chính, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu việc phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn Thủ đô

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 8/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Xem thêm
Phiên bản di động