Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số

Kết quả chuyển đổi số bước đầu được ghi nhận

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội là Thủ đô trái tim của cả nước, thành phố vì hòa bình, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, là đô thị đặc biệt và đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Hà Nội có diện tích hơn 3.300km2, và là một trong 20 Thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới, với số dân hơn 8,5 triệu người. Quy mô kinh tế của Thành phố năm 2023 khoảng 55 tỷ USD, chiếm khoảng gần 13% quy mô nền kinh tế cả nước. Thu ngân sách chiếm khoảng 23% cả nước, trong đó thu nội địa chiếm khoảng 26%.

10 tháng năm 2024, kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, an sinh xã hội được đảm bảo; GRDP 9 tháng của Thành phố tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%); Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 10 tháng năm 2024 là trên 425.000 tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán, tăng 21,8% so với cùng kỳ; 10 tháng năm 2024 Thành phố đã thu hút trên 1,6 tỷ USD vốn FDI, trong đó có 233 dự án đăng ký mới.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức, dân số đông, mật độ dân cư không đều (tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành 9.343người/km2, ngoại thành 1.394 người/km2). Vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đang nổi lên là điểm nghẽn cần được khơi thông để bứt phá phát triển…

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Chuyển đổi số thực hiện trong nhiều ngành, lĩnh vực.

"Để phát triển xanh, bền vững, bao trùm, bên cạnh việc phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại kết nối thông suốt, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, thì việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là cải cách hành chính, chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực là giải pháp đột phá quan trọng mà thành phố Hà Nội đang thực hiện", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho hay.

Ngày 30/12/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030 "Xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới…"

Với quan điểm và mục tiêu như vậy, thành phố Hà Nội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, tổ chức triển khai và bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực thể hiện ở một số kết quả.

Cụ thể như về cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến: Thành phố Hà Nội đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Rà soát xây dựng Quy hoạch, quy chế, và hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn định mức kinh tế kĩ thuật.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID).

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Về đầu tư phát triển hạ tầng số, các hệ thống nền tảng quan trọng, các ứ ng dụng công nghệ số như: Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo số, ký số toàn hệ thống 3 cấp của Thành phố, xây dựng phòng họp thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố được triển khai đồng bộ trên toàn Thành phố.

Về các ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, phát triển xã hội số được Thành phố chỉ đạo triển khai quyết liệt, đặc biệt là Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi), là nơi người dân, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với các cấp chính quyền Thành phố trên môi trường số nhanh chóng, kịp thời theo thời gian thực;

Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố - quản lý khám chữa bệnh đã được kết nối với 651 cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; 3,5 triệu sổ sức khỏe của người dân Thủ đô được sẵn sàng hiển thị trên ứng dụng VneID; Cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID; Ứng dụng "Thẻ vé giao thông Hà Nội" sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) được triển khai thử nghiệm cho vận tải hành khách công cộng.

Ngoài ra, Thành phố cũng đang triển khai thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Đẩy mạnh cải cách hành chính với mô hình "Công dân số".

Kết quả chuyển đổi số của Hà Nội đã bước đầu được ghi nhận, với chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá tăng 19 bậc (từ năm 2020 đến năm 2022). Hà Nội xếp thứ Nhất trên Bảng xếp hạng chung về chỉ số công nghiệp công nghệ thông tin. Hà Nội đứng thứ 2 trong 7 năm liên tiếp về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam.

Theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023, Hà Nội đứng thứ nhất về chỉ số Quản trị điện tử.

1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu

Tại Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh, trong bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 2/9/2024 đã khẳng định: "Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ... Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất.

Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - "phương thức sản xuất số", là nguồn lực, động lực thúc dẩy sự chuyển mình của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số và khoa học công nghệ.

Thành phố Hà Nội nhận thức và xác định điều này không chỉ mang tính cách mạng trong việc áp dụng công nghệ, mà còn là cuộc cách mạng trong nhận thức, tư duy, văn hóa và cấu trúc xã hội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, thành phố Hà Nội đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu".

Trong đó, 1 mục tiêu là: Phát triển thủ đô Hà Nội: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, xanh, thông minh; thanh bình, thịnh vượng, Thành phố kết nối toàn cầu; với các giá trị cốt lõi "Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc".

3 nguyên tắc là: Thượng tôn pháp luật - Luôn luôn lắng nghe - Thái độ phục vụ.

6 phấn đấu là: Nhận thức đầy đủ - Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Kết quả sản phẩm thực chất.

Trên cơ sở đó quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn đến 2050 như Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị đã định hướng: "Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước".

Phương Ngân

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phối hợp với Công ty TNHH Medlatec Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong người lao động

Lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong người lao động

Cùng với việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã chỉ đạo và phối hợp với các Công đoàn cơ sở (CĐCS) thường xuyên duy trì, đẩy mạnh các hoạt động góp phần lan tỏa nếp sống văn hóa, văn minh trong người lao động.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Trưa ngày 23/4, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã luận tội và đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực và một số tỉnh, thành.
Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng chỉ đạo không được để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
DolphinGemma - AI đầu tiên giúp con người “hiểu” được tiếng cá heo

DolphinGemma - AI đầu tiên giúp con người “hiểu” được tiếng cá heo

Một bước tiến đột phá trong nghiên cứu giao tiếp liên loài vừa được công bố: Google đang hợp tác với các nhà khoa học để phát triển một mô hình AI mới, mang tên DolphinGemma, nhằm giải mã ngôn ngữ của cá heo - loài vật nổi tiếng thông minh và có hệ thống giao tiếp phức tạp bậc nhất trong thế giới động vật.
Vay dài, trả nhẹ - HDBank tiếp sức người trẻ an cư

Vay dài, trả nhẹ - HDBank tiếp sức người trẻ an cư

Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ngày, thời hạn lên đến 50 năm - dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Không được lùi tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc. Một số dự án phải hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30/4/2025, không được lùi tiến độ.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động