Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Ngày 16/11, tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
APEC cần đi đầu đưa Châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ APEC "nói không" với chủ nghĩa dân tộc vaccine

Với chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng”, Hội nghị khẳng định quyết tâm hiện thực hóa Tầm nhìn Putrajaya 2040 về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, tự cường và hòa bình, bảo đảm mọi người dân được tham gia và thụ hưởng từ tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm. Hội nghị cũng nhấn mạnh ưu tiên duy trì APEC là diễn đàn hợp tác năng động và tự cường, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tự nguyện, không ràng buộc và đồng thuận.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Tổng thống Peru đón Chủ tịch nước Lương Cường đến Hội nghị cấp cao APEC 2024. Ảnh: Tuấn Anh

Chia sẻ về tình hình kinh tế thế giới, Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh những dấu hiệu tích cực như lạm phát đang giảm, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế APEC cao hơn mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, và thương mại hiện không còn là động lực tăng trưởng toàn cầu do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng phân mảnh và bảo hộ gia tăng.

Trước tình tình đó, các Nhà Lãnh đạo APEC nhất trí tiếp tục xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, không phân biệt đối xử, minh bạch; ủng hộ các nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để ứng phó hiệu quả hơn các thách thức kinh tế và thương mại hiện nay. Các nhà Lãnh đạo thống nhất đẩy mạnh hợp tác nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế APEC; chuyển đổi số trên toàn khu vực, phát triển hạ tầng số và kỹ năng số, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử; ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và các nhóm yếu thế, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị cấp cao APEC 2024. Ảnh: Tuấn Anh

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chỉ ra 3 nét tương phản lớn trong một bức tranh kinh tế thế giới hiện nay: Căng thẳng địa chính trị, bất ổn vĩ mô đang ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu, song châu Á - Thái Bình Dương vẫn là đầu tàu, động lực tăng trưởng của thế giới. Tình trạng bảo hộ, phân mảnh, phân cực gia tăng, song nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế vẫn rất mạnh mẽ. Khoảng cách phát triển và các vấn đề môi trường toàn cầu tiếp tục là những thách thức hàng đầu, tuy nhiên sự phát triển của các công nghệ đột phá, xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngày càng sâu rộng và toàn diện, đang mang đến nhiều giải pháp sáng tạo và cơ hội hợp tác.

Để APEC tiếp tục đứng vững trước thách thức và nắm bắt hiệu quả các cơ hội, Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới:

Một là, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Kiến tạo và duy trì các liên kết kinh tế thông suốt. Tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tài chính, công nghệ, tri thức và lao động xuyên biên giới. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao, bền vững.

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC
Chủ tịch nước Lương Cường và các nhà lãnh đạo APEC. Ảnh: Tuấn Anh

Hai là, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, sáng kiến về tăng trưởng bao trùm, công nghệ bao trùm. Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ưu tiên các giải pháp thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các công nghệ số và thành quả của đổi mới sáng tạo. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng xanh, hạ tầng số, hợp tác chia sẻ ứng dụng công nghệ mới trong xử lý các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu.

Ba là, không ngừng nâng cao năng lực thể chế và quản trị toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế của APEC theo hướng tinh gọn, năng động, thích ứng, đón đầu, sẵn sàng kiến tạo các động lực tăng trưởng mới. Khuyến khích sự tham gia, đóng góp sâu rộng của doanh nghiệp và người dân - những chủ thể, mục tiêu và trung tâm của hợp tác APEC.

Chủ tịch nước cũng khẳng định trong vai trò nước đăng cai APEC 2027 và thành viên Nhóm xây dựng chương trình cải cách cơ cấu mới của APEC giai đoạn 2026 - 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn của hợp tác APEC.

Sau phần thảo luận, Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung các Nhà Lãnh đạo APEC cùng 2 sáng kiến dấu ấn của nước chủ nhà Peru gồm Lộ trình thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu, và Tuyên bố về cách nhìn mới về khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Các Nhà Lãnh đạo cũng hoan nghênh Hàn Quốc đăng cai APEC 2025, Trung Quốc đăng cai APEC 2026 và Việt Nam đăng cai APEC 2027.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
Sắc màu văn hóa Nhật Bản giữa lòng Thủ đô

Sắc màu văn hóa Nhật Bản giữa lòng Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 đang diễn ra sôi nổi tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách tham quan, trải nghiệm.
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Việt Dũng - Chi Cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường) và Trần Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh...
Tỷ giá USD hôm nay (17/11): Giá USD trên thế giới đang tiến sát mốc 107

Tỷ giá USD hôm nay (17/11): Giá USD trên thế giới đang tiến sát mốc 107

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (17/11): Trong nước, giá USD tại một số ngân hàng bán vẫn duy trì trên ngưỡng 25.500 VND/USD. Trong khi đó, giá USD trên thế giới đang tiến sát mốc 107 điểm.
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

(LĐTĐ) Cơ quan Công an đã bắt quả tang hai đối tượng Phạm Văn Tiến và Đặng Thanh Tuấn đang bốc vác ma túy từ xe ô tô vào nhà; thu giữ tang vật gồm: 58kg ma túy tổng hợp, 1 khẩu súng, 11 viên đạn, 2 xe ô tô, 6 xe mô tô, 6 điện thoại di động và nhiều vật dụng khác có liên quan.
Giá vàng hôm nay (17/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ, vàng miếng SJC vẫn “bất động”

Giá vàng hôm nay (17/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ, vàng miếng SJC vẫn “bất động”

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (17/11): Giá vàng nhẫn tròn tại PNJ tăng đến 900 nghìn đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục “bất động” như nhiều phiên giao dịch trước đó.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Ngày 16/11, tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tin khác

Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994 đến ngày 16/11/2024), Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hưng Yên quyết tâm không còn nhà tạm, nhà không an toàn

Hưng Yên quyết tâm không còn nhà tạm, nhà không an toàn

(LĐTĐ) Gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh với quyết tâm chính trị cao nhất, nhanh và hiệu quả để cụ thể hóa chủ trương "không để ai bị bỏ lại phía sau" là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa.
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hội thảo khoa học quốc gia về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc gia về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Sáng 15-11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm đã gây nên sự lãng phí rất lớn; do đó đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương rà soát các công trình chậm, các công trình lãng phí báo cáo Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh để có giải pháp xử lý.
Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn

Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động