“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt Đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đức Giang tôn vinh áo dài Việt Sơn Tây tổ chức thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam |
Cuộc thi “Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam” năm 2024 không chỉ tìm kiếm những gương mặt đẹp về nhan sắc, tâm hồn và tài năng, mà còn là dịp để tôn vinh và bảo tồn giá trị văn hóa của tà áo dài - một biểu tượng di sản quý báu của dân tộc.
Thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn khơi dậy tình yêu áo dài, niềm tự hào dân tộc và đồng thời là cơ hội để các thí sinh thể hiện vẻ đẹp trí tuệ và sự tự tin của mình. Mỗi bước đi, hành trình của các thí sinh tại cuộc thi là một câu chuyện về đất nước, con người Việt Nam thân thiện, giàu bản sắc thông qua tà Áo dài truyền thống.
Các thí sinh trình diễn tại show diễn “Về miền di sản”. |
Show diễn “Về miền di sản” quy tụ sự tham gia của các thí sinh Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam đến từ mọi miền Tổ quốc và các Hoa hậu, người mẫu, nghệ sĩ nổi tiếng như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024 Bùi Xuân Hạnh, NSND Trần Nhượng; Little Mr World 2024 Bùi Khâu Minh Triết, Á hậu Little Mise Icon: Đinh Ngọc Ela, Á hậu Miss Pre Teen Icon Trần Ngọc Thuận…
Tại show diễn, các thí sinh đã lần lượt trình diễn trang phục áo dài trắng và bộ sưu tập áo dài thổ cẩm của Nhà thiết kế Linh Phương. Những họa tiết thổ cẩm rực rỡ không chỉ phản ánh nghệ thuật tinh tế, mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa các thế hệ. Từng mẫu thiết kế không chỉ tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, mà còn truyền tải câu chuyện về văn hóa của các dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S.
Những bước đi duyên dáng trong tà áo dài truyền thống của dàn thí sinh, cùng dàn khách mời tại sự kiện, đã tạo nên không khí mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Show diễn “Về miền di sản” nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hoá, di sản, thúc đẩy Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài. Show diễn nằm trong khuôn khổ các hoạt động của vòng sơ khảo Cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024. |
Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 cho biết: Sơn Tây - trung tâm xứ Đoài là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và di sản, nên qua cuộc thi sẽ làm nổi bật các giá trị văn hóa đặc sắc của Sơn Tây, đặc biệt là các di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, từ đó thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Cuộc thi cũng là cơ hội để giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của thị xã Sơn Tây, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của cộng đồng. Việc tổ chức cuộc thi nhằm xây dựng và nâng cao hình ảnh của thị xã Sơn Tây như một điểm đến hấp dẫn về văn hóa trong mắt du khách và các nhà đầu tư.
Kết thúc vòng sơ khảo, 30 thí sinh được lựa chọn sẽ tiếp tục tập luyện vòng bán kết cuộc thi. Dự kiến, vòng bán kết cuộc thi sẽ diễn ra ngày 22/11 và đêm chung kết cuộc thi dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 24/11 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm gặp gỡ, đối thoại với người lao động
Tỷ giá USD hôm nay (16/11): Đồng USD thế giới giảm, “chợ đen” vẫn không dừng tăng
Giá xăng dầu hôm nay (16/11): Giá dầu thế giới "lao dốc"
Quyết liệt xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Giá vàng hôm nay (16/11): Vàng nhẫn tăng trở lại sau chuỗi ngày “chạm đáy”
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/11: Sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:16
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:08
Thực hiện tốt việc tự quản, xây dựng phường Thành Công ngày càng phát triển
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 07:23
Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số
Nhịp sống Thủ đô 13/11/2024 18:06
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 20:42
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 17:57
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:51