Tạo đột phá về cải cách hành chính, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình
Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng |
Cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng
Phát biểu tại phiên họp thứ ba, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ từ đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhận định: “Còn nhiều việc phải làm trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nên phải tiếp tục nỗ lực, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Bởi nếu không tiếp tục cải cách, việc sẽ không thông, không chạy. Chúng ta sẽ thua, sẽ thất bại”.
Ở nước ta, cải cách, nhất là cải cách hành chính được Đảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và hoàn thiện hiệu lực bộ máy Nhà nước. Ở từng giai đoạn phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước có những biện pháp cụ thể nhằm cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề quan trọng về cải cách hành chính, thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Từ thực tiễn cho thấy, việc đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn thủ tục hành chính đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao các chỉ số của Việt Nam. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong từng bộ, ngành, địa phương và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với nhau.
Người dân thực hiện dịch vụ công. |
Thực hiện những chủ trương đó, Hà Nội là địa phương đi đầu trong nhiều công tác về cải cách hành chính, thủ tục hành chính hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, nền công vụ chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân và xã hội.
Hà Nội tập trung nhiều nguồn lực để nâng cao chất lượng cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025.
Thành phố đã có nhiều chương trình, kế hoạch, hoạt động cụ thể, thiết thực để đẩy mạnh cải cách hành chính. Về cải cách thủ tục hành chính, quy trình tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển, xử lý bảo đảm sự phối hợp liên thông chặt chẽ giữa bộ phận “một cửa” với các phòng chuyên môn đã tạo môi trường hành chính thông thoáng, hiện đại cho tổ chức, cá nhân đến làm việc.
Hà Nội cũng là địa phương đi đầu thực hiện phân cấp, ủy quyền trong cải cách thủ tục hành chính với hàng trăm thủ tục đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho sở, ngành, quận, huyện. Thành phố đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191/1.885 thủ tục hành chính, tích hợp 165 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 727 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Xác định cái gốc của cải cách hành chính là thái độ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, thành phố Hà Nội tích cực đổi mới lề lối, tác phong làm việc; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức thực hiện chức trách nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thành phố cũng thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, coi đây là một nội dung trọng tâm của cải cách hành chính cần được triển khai. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội còn chú trọng công tác xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ đó, chất lượng dịch vụ công đã có sự chuyển biến tích cực đáng ghi nhận, nhiều thủ tục hành chính cấp phường, quận, huyện, các sở ngày càng được người dân đánh giá tích cực hơn.
Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá. Đồng thời là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn với tinh thần “lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền”.
Trên tinh thần đó, cả hệ thống chính trị cũng như mỗi người dân, doanh nghiệp chung tay, tạo chuyển biến thực chất trong cải cách hành chính cũng như chuyển đổi số. Nhờ đó, Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của thành phố nhiều năm liên tiếp luôn trong top 10 của cả nước.
Cùng với triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Thành phố đã triển khai ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) - kênh tương tác giữa chính quyền với người dân, tiếp nhận phản ánh các vấn đề về đời sống dân sinh, công khai minh bạch để người dân tham gia đóng góp cải cách hành chính, chuyển đổi số, chung tay xây dựng Thủ đô.
Áp dụng sáng kiến chuyển đổi số trong thủ tục hành chính. |
Đáng chú ý, vừa qua, Hà Nội chính thức thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công. Như vậy, Hà Nội có thêm 1 đơn vị hành chính mới cấp sở theo chỉ đạo của Trung ương. Đây là kết quả nghiên cứu kỹ của Ban chỉ đạo Trung ương để đưa ra mô hình này trên cơ sở đúc rút các mô hình đã triển khai từ trước đến nay về hành chính. Trung tâm sẽ giúp Ủy ban nhân dân Thành phố giám sát toàn bộ các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, phối hợp tốt hơn giữa các sở, ngành quận, huyện.
Trung tâm hoạt động theo phương châm "Quyết tâm đổi mới - thận trọng triển khai - khả thi, thực tế" với mục tiêu cao nhất phục vụ người dân - doanh nghiệp; thực hiện theo 3 giai đoạn cụ thể. Trung tâm có chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Đây là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, theo dõi, kiểm soát, đôn đốc, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tham mưu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Bứt phá trong kỷ nguyên mới
Những thành tựu và nỗ lực của Hà Nội trong công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính, nề nếp công vụ xem như là nền tảng để Thành phố vươn mình, vững bước trong kỷ nguyên mới.
Trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm cho biết, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.
Diện mạo đô thị Hà Nội. |
Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dâu giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có nêu về việc phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, "lợi ích nhóm".
Tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Hà Nội ngày nay đã trở thành trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và hội nhập quốc tế; một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới với diện mạo ngày càng văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo.
Với thế và lực sau 40 năm đổi mới, yêu cầu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đặt ra nhiệm vụ ngày càng cao đối với Hà Nội; “Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phải làm thế nào để xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh Hà Nội phải tập trung cao độ mọi giải pháp, khơi thông mạnh mẽ nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô thật sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; chính quyền hành động, nền hành chính dân chủ, hiện đại với tinh thần chủ động, sáng tạo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích chung, lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết…
Bài viết cùng chủ đề
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mìnhCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Tin khác
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 12:01
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 11:26
Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 09:25