Hà Nội tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ công nghiệp bán dẫn
Sáng 30/7, trong khuôn khổ Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn thành phố Hà Nội 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tọa đàm tiềm năng và thách thức thu hút đầu tư nước ngoài công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội.
Quang cảnh tọa đàm. |
Biến thách thức thành cơ hội để doanh nghiệp công nghệ bán dẫn phát triển
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Hà Nội, với vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển vượt trội, đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội to lớn, Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ.
Chia sẻ tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp bán dẫn phân bố không đồng đều, do một số quốc gia chi phối, không quốc gia, khu vực nào có toàn bộ dây chuyền sản xuất. 15 năm trước, Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu USD cho nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm, trong đó có phòng thí nghiệm liên quan công nghệ bán dẫn có giá trị hơn 4 triệu USD. Vì nhiều lý do, đầu tư ở Việt Nam lớn gấp đôi hỗ trợ từ Mỹ, nhưng ít tác dụng, kể cả đào tạo đội ngũ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm. |
Việt Nam tham gia chuỗi bán dẫn toàn cầu với tư cách nhà sản xuất lắp ráp và kiểm định mới nổi. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thiết bị bán dẫn đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 3,8% kim ngạch xuất khẩu thế giới, top 3 Châu Á về xuất khẩu chất bán dẫn sang Mỹ.
Trung hạn Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn (OSAT) khu vực, nhưng Việt Nam thiếu các khâu cơ bản của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn: Công nghệ, chuỗi, nhân lực, vốn, dữ liệu, năng lượng.
“Phát triển công nghiệp bán dẫn là cuộc đua toàn cầu, giải pháp chính sách không phải là ta so với chính ta, nếu chính sách của Việt Nam nói chung trong đó có Hà Nội nói riêng mà không vượt trội so với toàn cầu thì rất khó có công nghiệp bán dẫn. Cơ hội để chuyển sang công nghiệp bán dẫn là cơ hội lớn nhất, nhưng cũng là thách thức lớn nhất đòi hỏi những điều kiện thực thi và năng lực khác thường.
Cách tiếp cận của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải có sự khác biệt hơn rất nhiều so với trước đây, phải tổng thể, đủ tầm để có thể thay đổi thời đại, đua tranh toàn cầu. Chúng ta đi sau có thể tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Để thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam phải biến thách thức quốc gia thành cơ hội của doanh nghiệp, người dân và phải trao quyền, tạo điều kiện, chịu trách nhiệm và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển ở lĩnh vực công nghệ bán dẫn”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Giải pháp để công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô “cất cánh”
Là Thủ đô của cả nước, với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội đang có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Các đại biểu chia sẻ tiềm năng, thách thức thu hút đầu tư nước ngoài công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội. |
Để thu hút đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, thành phố Hà Nội triển khai các ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô. Cụ thể đối với nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Đối với các doanh nghiệp: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân trong thời hạn 5 năm; miễn một số tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu của Thành phố.
Nói về triển vọng thu hút công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết, Hà Nội có nhiều lợi thế, là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, công nghệ; là trung tâm chính trị, hành chính của Việt Nam; nhiều trường đại học hàng đầu, đội ngũ giáo sư, chuyên gia hàng đầu về khoa học, công nghệ, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, Hà Nội chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Thủ đô, cụ thể, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đạt 6%; Thu hút FDI lũy kế đến cuối năm 2023 là 41,17 tỷ USD chiếm 8,8%.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài chia sẻ tại tọa đàm. |
Nguyên nhân do chậm tư duy, hành động đổi mới sáng tạo; chậm đổi mới mô hình tăng trưởng; chậm cải tiến sự phối hợp giữa chính quyền Thủ đô với các bộ, ngành Trung ương, các viện khoa học, trường đại học.
Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại kiến nghị, Hà Nội cần xây dựng danh mục dự án khuyến khích đầu tư; chủ động làm việc với Bộ Khoa học và Đào tạo; cải tiến hoạt động xúc tiến đầu tư; khắc phục các điểm nghẽn.
Chia sẻ về cách triển khai phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng, ông Lê Hoàng Phúc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng cho hay, Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bán dẫn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Đà Nẵng xây dựng chiến lược bán dẫn và công nghệ trí tuệ nhân tạo, đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo ít nhất 5.000 kỹ sư bán dẫn; 2.000 kỹ sư thiết kế IC; 3.000 kỹ sư và kỹ thuật viên đóng gói, kiểm thử.
Từ tháng 1/2024, Đà Nẵng thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC). Định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng trên các trụ cột du lịch; công nghiệp công nghệ cao, Đà Nẵng tập trung 3 giải pháp chiến lược để phát triển công nghiệp bán dẫn gồm: Cơ sở hạ tầng (có 3 công viên khu công nghệ thông tin tập trung; 1 khu công nghệ cao, trong đó tập trung nguồn điện, hạ tầng đường truyền và trung tâm dữ liệu); nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách ưu đãi và hỗ trợ chung dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55